Bệnh gút thống phong 

Gút thống phong một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất., là căn bệnh xuất phát từ những trục trặc về gen trong cơ thể dẫn đến rối loạn sự phá hủy tự nhiên chất purin, làm gia tăng lượng axit uric trong máu và tích tụ dưới dạng tinh thể muối urat ở các khớp xương gây viêm.

Những cơn đau từ nhẹ đến nặng, thưa đến mau, thậm chí dữ dội, không đi lại được, các khớp sưng to, phù nề, căng đỏ, sung huyết… khiến người bệnh không chỉ bị giảm sút về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng viêm để lâu ngày không chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến sưng phù, tổn thương các khớp làm hạn chế hoặc mất khả năng vận động; bệnh sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến: Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái, Các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da, Sỏi thận từ các tinh thể axit uric trong thận.

Trước đây, thể bệnh này được xem là bệnh của nhà giàu do ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa đạm trong cơ thể, nhưng ngày nay thể bệnh này đã gia tăng và tồn tại ở hầu hết mọi tầng lớp. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn phụ nữ rất nhiều vì hầu hết các gen dễ đột biến và trục trặc là có ở nam giới, nhưng ở những người phụ nữ có yếu tố nam tính mạnh cũng không tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh này. Ngày nay, do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu hợp lý của nhiều người, khiến tỷ lệ mắc bệnh Gút tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, năm 2014 có gần 400 bệnh nhân điều trị nội trú bệnh gút thống phong.

* Triệu chứng bệnh: hầu hết là cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước, gồm:

- Đau khớp dữ dội; thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,…Cơn đau điển hình có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần, các khớp có vẻ không có gì bất thường.

- Viêm đỏ. Các khớp bị sưng đỏ và đau. 

* Những yếu tố nguy cơ gây bệnh:

- Do lối sống: Thường nhất là uống nhiều cồn (alcohol), đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗingày. Nếu thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh thống phong .

- Một số bệnh lý và thuốc. Một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Thống phong như: tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động…cũng làm tăng acid uric máu. Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thư làm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.

- Gen di truyền: Một phần tư số bệnh nhân bị Thống phong  có tiền sử gia đình bệnh này.

- Tuổi và giới: Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid urix máu  thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị Thống phong  trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70. 

* Điều trị :

-Có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn Thống phong cấp tính, gồm các thuốc như: indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,…); các thuốc kháng kháng viêm steroid như prednisone. Tất cả các loại thuốc trên cần dùng theo chỉ định của bác sỹ

- Trường hợp bị cơn Thống phong  cấp, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin hoặc chích Cortisone thẳng vào khớp, đồng thời dùng các biện pháp điều trị ngăn ngừa nhằm hạ lượng acid uric trong máu.

- Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người mắc bệnh gút thống phong cần điều chỉnh lối sống, sinh hoạt của mình. Thay đổi lối sống không thể làm hết bệnh thống phong, nhưng rất hữu ích để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp sau giúp giảm và ngăn ngừa triệu chứng :

+ Giảm béo: Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy lại càng làm tăng acid uric máu.

+ Tránh ăn quá nhiều đạm động vật, đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,…các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.

+ Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn thói quen uống rượu, bia. Ăn uống nhiều nước, chất lỏng; Dịch làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu bạn.



 

 

12245 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập