Chế độ Dinh dưỡng hợp lý, an toàn ngày Tết. 

Tết là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt, đây là dịp gia đình đoàn tụ, sum vầy, thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi thoải mái sau những ngày làm việc vất vả, thưởng thức các món ăn ngon.Tuy nhiên các món ăn ngày Tết thường có năng lượng rất cao, nhiều đường, nhiều chất béo, chất đạm; trong khi đó, rau xanh và trái cây tươi lại rất ít dẫn đến mất cân đối về dinh dưỡng; cùng với tâm lí “ăn uống thả ga” gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

          Tết là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt, đây là dịp gia đình đoàn tụ, sum vầy, thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi thoải mái sau những ngày làm việc vất vả, thưởng thức các món ăn ngon.Tuy nhiên các món ăn ngày Tết thường có năng lượng rất cao, nhiều đường, nhiều chất béo, chất đạm; trong khi đó, rau xanh và trái cây tươi lại rất ít dẫn đến mất cân đối về dinh dưỡng; cùng với tâm lí “ăn uống thả ga” gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

           Vậy, làm thế nào để có thể duy trì bữa ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại an toàn, hợp lý trong ngày Tết?

         1.  Những loại thực phẩm nên sử dụng và nên hạn chế trong khẩu phần ăn ngày Tết.

          Thực phẩm nên dùng:

Chất bột đường (gạo, ngô, khoai, sắn): ăn với số lượng vừa phải.

Đậu đỗ và các sản phẩm chế biến (đậu phụ, sữa đậu nành,…).

Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như: thịt nạc, cá nạc, tôm.

Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng…)

Ăn đa dạng các loại rau, hoa quả….

          Thực phẩm hạn chế dùng:

Phủ tạng động vật như: tim, gan, bầu dục.

Mỡ động vật.

Các món ăn nhanh, chế biến sẵn…

           Thực phẩm không nên dùng:

Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.

Các loại quả sấy khô.

Rượu, bia, nước ngọt có đường.

           2. Chế độ ăn phù hợp để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

           - Ăn uống đủ chất và đảm bảo thực phẩm được chín và nước uống được sôi.

           - Hạn chế thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy.

           - Bổ sung chất xơ và rau xanh cho người thường xuyên bị táo bón.

           - Hạn chế sử dụng các thức uống chứa cồn như rượu bia.

 

           3. Khẩu phần và chế độ ăn chuẩn bị cho người già và trẻ em trong ngày Tết.

          * Đối với trẻ em:

          Các bà mẹ nên cho các em ăn đủ 3 bữa chính/ ngày, tránh để các em ăn quá nhiều bánh, kẹo, uống nhiều các loại nước ngọt, nước trái cây đóng hộp… vì chúng dễ gây đầy bụng khó tiêu, chưa kể còn rất giàu năng lượng dễ gây thừa cân, béo phì.

          Mỗi bữa ăn cần quan tâm chế biến các món ăn dinh dưỡng ngày tết cho trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa. Tăng cường cho trẻ ăn rau củ quả tươi, trái cây thay vì thực phẩm chế biến sẵn.

           * Người cao tuổi:

          - Hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng muối cao (thực phẩm chế biến sẵn, dưa cà muối…), thực phẩm nhiều dầu mỡ… Thay vào đó, người lớn tuổi ăn nhiều món ăn dinh dưỡng ngày tết được chế biến theo phương pháp hấp, luộc, hầm thái nhỏ và mềm để dễ nhai và dễ tiêu hóa.

           - Nên ăn cá nhiều hơn thịt, ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như vừng, đậu phụ, các loại đậu…

           - Hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, thực phẩm chứa nhiều tinh bột và chất béo như bánh chưng, giò thủ, thịt nấu đông..

          - Trong dinh dưỡng ngày tết, người lớn tuổi nên tránh ăn những món ăn khó tiêu hóa, nhiều tinh bột và dầu mỡ

           - Uống đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 1,5 lít/ngày). Ngoài ra, có thể uống sữa, uống chè sen, chè ngó sen… hạn chế cà phê, nước trà quá đặc.

        4. Chế độ ăn của người mắc các bệnh mạn tính trong ngày Tết.

Những người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp cao, viêm loét dạ dày… cần lưu ý:

          Trước tết người bệnh mạn tính nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, cần duy trì uống thuốc theo đơn, vẫn nên duy trì một chế độ ăn và tập thể dục như hàng ngày.

         Người bị viêm loét dạ dày: Tránh ăn các thức ăn chua, cay, thức ăn có chất bảo quản hoặc thực phẩm giàu chất đạm, chất béo. Thức uống nên tránh bia, rượu, nước trà quá đặc. Đặc biệt, không nên bỏ bữa hoặc ăn quá no, quá nhiều thức ăn trong một bữa.

        Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, chứa lượng muối nhiều, thực phẩm nhiều dầu mỡ/chiên xào.

        Người bị tiểu đường: Cần hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, có lượng đường cao…

5. Cách lưu trữ, bảo quản và sử dụng đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

       Ngày Tết chúng ta thường chế biến sẵn món ăn, lưu trữ sử dụng trong nhiều ngày.  Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở nước ta, thực phẩm ngày tết dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm, mốc dẫn đến hư hỏng và ngộ độc thực phẩm. Bởi vậy, chúng ta không nên tích trữ quá nhiều món ăn, quá nhiều số lượng từng món, chỉ mua vừa đủ, vừa tránh lãng phí, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

          +Với thực phẩm tươi (thịt, cá…): Cần rửa sạch, để ráo nước, chia nhỏ theo từng bữa phù hợp với nhu cầu của mỗi gia đình, cho vào từng túi đựng thực phẩm hoặc các hộp nhựa có nắp đậy kín bảo quản trong ngăn đông. Đến bữa, lấy rã đông vừa đủ các thực phẩm cần sử dụng.

          +Với các loại rau củ, trái cây: Rửa và làm sạch những phần bị dập, hư hỏng, để ráo và cho vào túi đựng thực phẩm buộc kín, bảo quản trong ngăn mát. Đặc biệt với trái cây, khi nào ăn hãy gọt vỏ, không gọt vỏ trước.

          +Với thực phẩm đã nấu chín: Để nguội, cho vào hộp có nắp đậy hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm bọc lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

          +Các loại bánh chưng, bánh tét: Cất nơi thoáng mát, không đè hoặc để bất cứ vật gì lên bánh. Không nên để bánh chưng trong tủ lạnh, nếu để khi sử dụng cần luộc lại mới ăn.

           Lưu ý: Mỗi gia đình nên vệ sinh tủ lạnh định kỳ, đặc biết là trước tết.

          6. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong ngày tết     

          + Cần tránh mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có tem nhãn thông tin nhà phân phối, nhất là đối với bánh kẹo nhập khẩu. Hãy tìm mua từ những thương hiệu uy tín từ cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.

        +Với các loại hoa quả, tùy theo từng loại quả để có cách nhận biết khác nhau về mức độ tươi ngon. Bạn cần quan tâm đến màu sắc lớp vỏ, trọng lượng và màu sắc ruột quả có sặc sỡ hay không. Các loại rau, quả tươi phải giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không dập nát, không có mùi lạ; Với rau, quả ăn sống phải ngâm, rửa bằng nước sạch, gọt bỏ vỏ.

        + Khi mua thủy sản, nên chọn thủy sản còn tươi, chọn cá, cũng cần lưu ý đến lớp màng ngoài của thịt cá phải khô ráo, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, miếng thịt cá phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, khi lấy ngón tay ấn vào không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính, và đặc biệt, không nên ăn hải sản ở những vùng sông, biển bị ô nhiễm.

        + Lựa chọn kỹ thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn có nhãn ghi đầy đủ nội dung. Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là ngũ cốc, hạt có dầu có chứa độc tố vi nấm nguy hiểm. Mua các loại phụ gia, gia vị đóng gói sẵn, có nhãn mác của những công ty, xí nghiệp uy tín trong và ngoài nước.

 

 

1267 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập