Tác hại cực kì nguy hiểm của ô nhiễm không khí với sức khỏe 

Con số đáng báo động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí đô thị làm khoảng 800.000 người chết và 4,6 triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi năm. 2/3 số người chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí thuộc các nước đang phát triển ở châu Á.

Theo nghiên cứu công bố ngày 12/7 trong tạp chí Environmental Research Letters của Viện Vật lý (IOP), ước tính ước tính khoảng 2,1 triệu ca tử vong mỗi năm do con người làm gia tăng nồng độ bụi có kích cỡ nhỏ trong không khí (PM2.5). Những hạt bụi nhỏ liti này lơ lửng trong không khí và có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và nhiều bệnh về đường hô hấp

Tầm quan trọng của không khí

Các hành tinh khác có ánh sáng mặt trời, nhưng Trái đất là hành tinh duy nhất chúng ta có không khí và nước. Nếu không có không khí và nước, Trái đất sẽ không thể duy trì sự sống. Một cộng đồng đa dạng của đời sống thực vật và động vật phát triển mạnh trên hành tinh này trong hàng triệu năm, duy trì bởi ánh nắng mặt trời và được hỗ trợ bởi nước, đất và không khí.

Việt Nam nằm trong vùng có mức độ ô nhiễm không khí cao bản đồ đo mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời của NASA cùng các nhà khoa học thuộc ĐH North Carolina.

Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người:

- Ảnh hưởng đến não

Ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ. Theo kết quả nghiên cứu 20.000 phụ nữ ở Chicago, những người sống trong khu vực bị ô nhiễm bị suy giảm trí nhớ và kỹ năng tư duy so với những người sống ở nơi không khí sạch sẽ.

- Gây vô sinh ở nam giới

Một nghiên cứu năm 2008 đánh giá tỷ lệ thụ tinh của đàn ông tại Upper Silesia, khu vực ô nhiễm nhất ở Ba Lan, cho thấy tỷ lệ vô sinh ở đây là cao hơn so với những vùng khác. Theo kết quả của nghiên cứu khác ở Cộng hòa Séc, ADN trong tinh trùng đàn ông trẻ tuổi bị loãng ra vào mùa đông, thời điểm không khí bị ô nhiễm cao hơn do đốt than sưởi.

- Ảnh hưởng tới sức khỏe tim

Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tim, thậm chí còn có thể dẫn tới đau tim ở những người vốn có trái tim không khỏe mạnh.

- Làm tăng nguy cơ ung thư

Hít phải quá nhiều chất độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Đây là một trong những nguy cơ sức khỏe do ô nhiễm không khí.

Làm tăng nguy cơ tiểu đường

Các chất gây ô nhiễm trong không khí có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường. Theo các chuyên gia y tế, điều này là do cơ thể liên tục phải chống lại các chất gây ô nhiễm và tình trạng viêm do các chất này gây ra.

- Ảnh hưởng đến phổi

Hít phải khói bụi ô nhiễm sẽ tạo gánh nặng cho phổi, khiến phổi dễ bị hư hỏng. Nó cũng có thể làm trầm trọng các triệu chứng ở những người bị bệnh hen suyễn, bệnh hô hấp khí phế thũng và viêm phế quản. Một nghiên cứu cũng kết luận tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao hơn nhiều so với những vùng khác.

- Tổn thương da

Ô nhiễm không khí có thể gây tổn hại đáng kể đến làn da của bạn. Nó đẩy nhanh quá trình lão hóa và ảnh hưởng đến collagen trong cơ thể.

- Các tác hại khác

Các ảnh hưởng sức khỏe khác do ô nhiễm không khí bao gồm kích thích ở mắt, ho, các rối loạn hô hấp và sổ mũi.

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm thường gặp tại các đô thị lớn, chủ yếu là khí TSP, hoặc các chất độc hại được thải trực tiếp không thông qua xử lý chiếm tỉ lệ cao.

Đối phó ô nhiễm không khí như thế nào?

chúng ta có thể góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí bằng cách thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, trồng nhiều cây xanh. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng ô nhiễm cần một giải pháp đồng bộ của các cơ quan hữu quan.

Còn người dân sống trong môi trường ô nhiễm như vậy, cần giữ nguyên tắc:

- Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường.

- Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài.

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể.

- Khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay.

- Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn.

Lê Lan

1047 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập