Nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Mỗi năm trên thế giới có hơn 3 triệu người tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Bệnh không chữa khỏi hoàn toàn, sẽ tiến triển nặng dần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhân viên y tế thôn bản cần tuyên truyền để người dân biết cách nhận biết các triệu chứng và cách phòng hiệu quả

Biểu hiện của bệnh

Triệu chứng hay gặp nhất là khó thở, ho, khò khè và có hiện tượng tăng tiết chất nhày và đờm. Một người bệnh được chuẩn đoán là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi có biểu hiện ho, khạc đờm trên 3 tháng trong một năm và biểu hiện liên tiếp như vậy trong vòng 2 năm trở lên, khó thở ngày càng tăng. Bệnh nhân thường phải gắng sức để thở hổn hển. Đờm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường trong hoặc hơi đục, đôi khi có màu hơi vàng. Khi dùng ống nghe để nghe phổi thì thấy có ran như ran rít, ran ngáy, ran ẩm to hạt, ran nổ.

Ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, tuy nhiên không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD. Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu bản thân hay những người trong gia đình thuộc nhóm có nguy cơ vao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, thì nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán.

Dự phòng bệnh COPD

Khi có những dấu hiệu ho, khạc đờm và khó thở khi làm việc nặng, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, đo chức năng hô hấp để xác định bệnh. Nếu được xác định mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Cần khám lại định kỳ hằng tháng và mỗi khi cơ đợt bùng phát của bệnh.

Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh tiếp xúc với khói và các loại khí gây khó thở, tránh các dị nguyên gây các đợt cấp hen phế quản như vật nuôi, phấn hoa, tránh ẩm mốc…

Luyện tập, giữ cho thân thể khỏe mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khỏe cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái mái khi cần.

Đến bệnh viện hay gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng bệnh thêm: nói chuyện, đi lại khó khăn; môi hay móng tay tím tái; nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều; thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng khiến thở vẫn gấp và khó.

COPD là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở. Bệnh thường  xảy ra ở các đối tượng: nam giới, tuổi trên 40; những người hút thuốc lá, thuốc lào; tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi nghề nghiệp, với khói bếp than; bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của COPD (80-90% bệnh nhân COPD đang hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc lá). Hít phảo khói thuốc lá ( do người khác hút) cũng có thể tăng nguy cơ COPD. Khi mắc bệnh này, đường dẫn khí hẹp lại, không khí khó đi vào phổi vì thành của đường dẫn khí dày lên, sưng phù, hóa xơ; tăng tiết đờm, cơ bao quanh đường dẫn khí co thắt lại. Các túi khí nhỏ (phế nang) bị phá hủy, gia tăng tình trạng ứ khí trong phổi và giảm khẳ nang trao đổi khí của phổi.

(theo yteninhbinh.vn)

 

1661 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập