Một số kháng sinh tự nhiên tốt hơn thuốc 

Kháng sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn .Kháng sinh được dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể và gây ra một số vấn đề không thể khắc phục. Một số loại kháng sinh có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Một trong những mặt trái của việc lạm dụng thuốc kháng sinh dài kỳ là gây hại cho khuẩn thân thiện. Thực tế, kháng sinh có phổ rộng tiêu diệt cả vi khuẩn xấu và tốt.

Tác hại do lạm dụng kháng sinh

Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột

Bệnh tự miễn xảy ra một khi hệ miễn dịch cơ thể không làm đúng chức năng. Lạm dụng kháng sinh dài kỳ có thể phá vỡ sự cân bằng này, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và một khi bị tổn thương, có thể dẫn đến rối loạn tự miễn hoặc phát sinh bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng.

 

(Ảnh minh họa)

Gia tăng bệnh hen suyễn, dị ứng

Hen suyễn là căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được quản lý và điều trị kịp thời, đúng cách, nhất là khi tiếp xúc quá nhiều chất kích thích.

Gây tổn thương gan

Nhóm người được kê kháng sinh mạnh thường phải qua khâu xét nghiệm chức năng gan để có cơ sở kê đơn. Điều này cho thấy, thuốc kháng sinh là “khắc tinh” đối với gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc kháng sinh rất hại cho mô gan, làm cho các chỉ số xét nghiệm chức năng gan như AST và ALT tăng vọt.

Tăng nguy cơ ung thư

Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, phổi, ruột kết, buồng trứng, nội tiết, da, tuyến giáp và ung thư thận cao gấp 1,5 lần so với nhóm không dùng kháng sinh, cả nam giới lẫn phụ nữ.

Tăng cân

Theo các nghiên cứu được thực hiện và công bố năm 2014 và 2015, khoa học phát hiện thấy sử dụng thuốc kháng sinh liên quan đến tăng cân ở nhóm trẻ sơ sinh và lẫm chẫm biết đi.

Trước các nghiên cứu này, nhiều người cho rằng sử dụng kháng sinh không liên quan đến tăng cân hoặc dư thừa trọng lượng mà nguyên nhân chính là ăn uống thiếu cân bằng và lười vận động. Với phát hiện trên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu tâm, tư vấn bác sĩ cẩn thận, tránh lạm dụng, nhất là thuốc kháng sinh.

Tạo ra “siêu” vi khuẩn

Sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện, nhất là dùng tự ý, không theo đơn của bác sĩ có thể chuyển “phúc” thành “họa”, tạo ra hiện tượng siêu khuẩn kháng thuốc.

Khi vi khuẩn liên tục tiếp xúc với một loại thuốc nào đó, nó trở nên nhờn thuốc, như hiện tượng gia tăng khuẩn tụ cầu vàng kháng Methicillin, vi khuẩn gây nhiễm trùng “staph” không đáp ứng điều trị khi dùng kháng sinh thông thường. Hay bệnh lao kháng đa thuốc và gần đây người ta còn phát hiện thấy xuất hiện chủng ký sinh trùng sốt rét ở vùng Đông Nam Á kháng thuốc.

Giải pháp thay thế thuốc kháng sinh

Trong khi khoa học chưa hiểu rõ ngọn ngành nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh cũng như sự tiến hóa của loài vi khuẩn, giới y học khuyến cáo mọi người nên dùng thảo mộc thay thế.

1. Tỏi

Từ xưa con người đã có thói quen dùng củ tỏi để làm gia vị và làm thuốc. Y học dân gian cổ truyền của các dân tộc cũng có nhiều kinh nghiệm dùng tỏi chữa bệnh. Các nhà khoa học cũng có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta. Tỏi có rất nhiều công dụng trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người.

 

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

 

Tỏi có tác dụng phòng chống ung thư: Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống, ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản....

Tỏi có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch: tỏi làm giảm Triglycerid và cholesterol trong máu, hạ huyết áp tâm thu từ 20-30mmHg và huyết áp tâm trương từ 10-20 mmHg. Do đó dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm tỏi thường xuyên hằng ngày sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch chống nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Tỏi còn có tác dụng làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, kháng sinh, trị rối loạn tiêu hóa, chống nhiễm độc chất phóng xạ, bảo vệ gan, phòng các bệnh đường hô hấp...

Tỏi còn có thể chữa các bệnh răng miệng, mắt, bỏng, lở loét, phong thấp....Tỏi chứa nhiều vitamin, dưỡng chất và các thành phần khác có tác dụng chống nhiễm trùng như cảm lạnh. Nó tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng một cách hiệu quả. Hãy ăn tỏi nếu bạn đang bị cảm lạnh hoặc nếu muốn phòng ngừa bệnh này. Tỏi có tác dụng như một loại kháng sinh đặc biệt. 

2. Mật ong

Mật ong phổ biến trên khắp thế giới nhờ có đặc tính sát khuẩn và kháng khuẩn. Trong mật ong có chứa enzym giải phóng hydrogen peroxid, chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, nó loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Tốt cho hệ tiêu hóa và cũng tăng cường hệ miễn dịch, mật ong là một trong những loại kháng sinh tự nhiên hiệu quả.

Mật ong từ xa xưa đã được sử dụng với tư cách là một chất tạo ngọt và bảo quản tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, mật ong vô cùng tốt cho sức khỏe. 

 

 

Mật ong đi kèm với ba thành phần vitamin và khoáng chất quan trọng. Trong mật ong có chứa hàm lượng vitamin C cao. Đây là loại vitamin cực tốt cho cơ thể con người, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch. Bên cạnh đó,  canxi cũng có rất nhiều trong mật ong. Vitamin này là yếu tố giúp xương thêm chắc khỏe. Cuối cùng mật ong cũng là nguồn sắt phong phú có khả năng hỗ trợ hệ tuần hoàn. Uống nước mật ong sẽ giúp tăng hiệu suất cơ thể cũng như trí óc. Mật ong đã được chứng minh sở hữu nhiều đặc tính kháng khuẩn và có tác đụng như một chất khử trùng. Trong các thử nghiệm lâm sàng, một hũ mật ong tinh khiết có thể điều trị chứng lở loét và nhiều vết thương khác. Theo đây, mật ong có khả năng tiêu diệt khuẩn E. coli và salmonell thường được tìm thấy trong các loại thịt chưa nấu chín. Mật ong cũng được sử dụng để điều trị các bệnh về phổi như hen suyễn. Mật ong cũng có thể được sử dụng làm men vi sinh. Giống như các men vi sinh trong sữa chua, mật ong cũng đi kèm với các vi sinh vật có lợi giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Men vi sinh hoạt động với tư cách là thức ăn cho các loại vi khuẩn chính vì thế nó giúp các vi khuẩn có lợi trong cơ thể tăng cao.

Ngoài ra, mật ong còn có thể làm giảm các trình trạng viêm nhiễm và bong vảy trên da, giảm bớt các triệu chứng tắc nghẽn cổ họng, đặc biệt là ở trẻ em, có thể điều trị các triệu chứng dị ứng giống như các loại vắc xin tiêm chủng; giúp cơ thể bớt mệt mỏi và đặc biệt hữu ích cho những vận động viên phải hoạt động trong thời gian dài; Mật ong có chứa rất nhiều flavonoid khác nhau có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và là thành phần trong các công thức nấu ăn.

3. Giấm táo tươi

Giấm táo còn được biết đến với nhiều cái tên gọi khác nhau như giấm rượu táo hay ACV. Đây là một loại giấm được làm từ rượu táo hoặc táo tươi. Giấm táo thường có mặt trong các sản phẩm tự nhiên hay vô vàn công thức nấu ăn tốt cho sức khỏe.

 

 

Giấm táo mang trong mình nhiều thành phần vitamin hữu ích cùng hương vị hấp dẫn. Giấm táo có vô số tác dụng mà có thể bạn chưa từng biết đến. Tất cả mọi thứ từ dọn dẹp nhà cửa, khắc phục sự mệt mỏi ở cơ thể, giúp công thức nấu ăn ngon hơn… đều có thể cải thiện nhờ giấm.

Trong giấm táo chứa hàm lượng axit acetic cao. Axit axetic đã được chứng minh có khả năng làm giảm ham muốn và có tác dụng giữ nước hiệu quả. Ngoài ra, giấm táo còn có nhiều tác dụng khác như giảm sự tụ mỡ, điều hòa lượng đường huyết, loại bỏ các gốc tự do, tốt cho sức khỏe tim mạch....

4. Nghệ

6443 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập