Bệnh dại: Sự nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của con người. 

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây bệnh cho cả người và động vật, có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Bệnh là do virus gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người (theo WHO).

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây bệnh cho cả người và động vật, có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Bệnh là do virus gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người (theo WHO).

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

BS.CKI.Phạm Minh Thắng - Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho biết: Nguyên nhân gây bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn.

Một số trường hợp, bệnh dại có thể lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi. Bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu như bị động vật nhiễm bệnh dại trong giai đoạn ủ bệnh liếm lên vết thương trên da.

* Triệu chứng của bệnh dại:

- Đối với thể viêm não: đầu tiên người mắc dại sẽ sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo chán ăn, mất ngủ, bồn chồn, đồng thời xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân tăng tiết nước bọt nên không thể nhai, nuốt và thường xuyên khạc nhổ. Sau đó, đồng tử bệnh nhân sẽ bị giãn nên mắt nhìn sáng long sòng sọc, co thắt hầu họng, xuất tinh tự nhiên, cường dương và sẽ tử vong nhanh chóng

- Đối với thể liệt: xuất hiện triệu chứng liệt từ tay, chân đến các cơ, rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Ngay khi liệt lan đến cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong.

* Đường lây truyền bệnh dại:

Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.

Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Mỗi ngày, virus dại di chuyển được “đoạn đường” từ 12-24mm. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.

Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương… Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

* Bị chó cắn có gây bệnh dại hay không?

Nhiều người cho rằng cho cắn sẽ bị bệnh dại, tuy nhiên theo các chuyên gia y tế cho biết: Không phải 100% người bị chó cắn đều bị dại. Nguy cơ nhiễm dại phụ thuộc vào nhiều yếu tố (con vật có bị dại hay không, lượng virus trong nước bọt nhiều hay ít, vết thương nông hay sâu, có vệ sinh sát khuẩn vị trí tổn thương kịp thời ngay sau khi bị chó cắn hay không…). Tuy nhiên, khi chưa xác định được vật cắn có bị dại hay không, tốt nhất nên tiêm phòng vaccine, đây là biện pháp phòng tránh và bảo vệ hiệu quả nhất.

* Khi bị chó cắn cần xử trí vết thương như thế nào?

Khi chẳng may bị chó cắn chúng ta cần xử trí theo các bước:

- Đầu tiên, cần vệ sinh vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn.

- Sau khi vệ sinh vết thương, người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông.

- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng dại.

* Cách phòng ngừa bệnh dại:

Để đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, cả cơ quan chức năng và người dân cần nâng cao trách nhiệm.

- Đối với cơ quan y tế:

+ Chủ động tuyên truyền giáo dục sức khỏe, cung cấp những thông tin cần thiết và cách phòng chống bệnh dại. Đặc biệt là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc.

+ Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo.

+ Bắt nhốt chó thả rông.

- Đối với người dân:

+ Chủ động thông báo với chính quyền địa phương về vật nuôi, tiêm vắc-xin phòng dại.

+ Báo cáo với cơ quan thú y nơi có động vật bị bệnh dại.

+ Khi dắt chó đi dạo tại nơi công cộng cần giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh và phải đeo rọ mõm.

+ Hạn chế nuôi chó to, chó dữ, nhất là những gia đình có trẻ em và người già, ở gần khu vực công viên, nơi đông người qua lại.

+ Tránh cho trẻ nhỏ chơi với động vật, nhất là chó, mèo đi lạc.

Trịnh Hương Giang

984 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập