Giải pháp phòng chống tai nạn thương tích trẻ em 

Trong những năm gần đây cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng, gia đình và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Các điều kiện để trẻ em được học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn. Công tác phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ em được tăng cường hơn, song tình trạng TNTT đối với trẻ em vẫn chưa giảm, có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Trẻ em bị TNTT thực sự đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, nó đã để lại hậu quả nặng nề về cho gia đình và xã hội.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng tai nạn thương tích cho trẻ em. Trước hết cần tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thực hiện có hiệu quả chương trình hành động quốc gia về trẻ em, lãnh chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch xây dựng ở xã, phường phù hợp với trẻ em tại cộng đồng. Cần triển khai, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND và của Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các địa phương trong tỉnh chủ động phối hợp để triển khai thực hiện nhiều giải pháp, nhiều mô hình phòng ngừa, giảm thiểu can thiệp sớm tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng các mô hình “ Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn” cho trẻ em. Tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, truyền thông lồng ghép nhằm nâng cao nhận thức cho gia đình và cộng đồng về kiến thức phòng chống tai nạn thuông tích, đồng thời tuyên truyền để các em hiểu, thực hiện, tự bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình. Trong những năm gần đây trẻ em bị tai nạn thương tích do đuối nước là nhiều nhất. Do vậy, đối với trẻ em ở vùng có nhiều sông, suối, ao, hồ; để các em qua lại an toàn cần tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sơ cứu khi bị đuối nước. Kiểm tra các chủ thuyền, phà về chuẩn bị phao an toàn . Các gia đình có ao hồ để nuôi cá cần có rào chắn phòng ngừa trẻ em bị ngã. Thực tế hiện nay có rất nhiều ao, hồ ở xung quanh nhà, xung quanh làng, rất sâu nhưng không hề có rào chắn, đã có nhiều trẻ em bị ngã và chết đuối. Ở vùng núi cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các gia đình, cũng như các em biết cách phòng vệ khi bị lũ quyết, đặc biệt là gia đình ở gần sông, suối.

Số người bị tai nạn giao thông cũng đang là vấn đề bức xúc đã và đang cướp đi nhiều sinh mạng, trong đó có không ít là trẻ em. Nguyên nhân chính là do các em bất cẩn khi tham gia giao thông. Cha mẹ khi tham gia giao thông có con nhỏ đi cùng nhưng trẻ lại không có mũ bảo hiểm. Thiếu điểm vui chơi, giải trí nên trẻ em vui chơi ngay cả trên lòng đường. Nhiều khi còn do ý thức của người lớn khi tham gia giao thông. Do vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm luật, đồng thời cần khẩn trương xây dựng những điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.

Thực tế vẫn còn có trẻ em bị bạo lực, bị hành hạ, xâm hại gây thương tích trẻ em, bị ngã, bỏng, điện giật, ngộ độc, động vật cắn…Cần tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn cách phòng, tránh đạt kết quả. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của gia đình, đặc biệt là cha mẹ trong việc quản lý, giáo dục con cái.

Nói chung, TNTT ở trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chiếm phần lớn là do sự bất cẩn của người lớn. Phòng tránh TNTT cho trẻ, cần nâng cao ý thức của các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ cũng như đầu tư cơ sở vật chất, tập cho trẻ các kỹ năng giữ an toàn. Nhiều quan điểm hiện được các bậc cha mẹ ủng hộ là “theo sát trẻ không bằng dạy cho trẻ những kỹ năng đối phó với tai nạn”.

(Theo moh.gov.vn)

 

1727 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập