Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn. 

Bệnh thận mạn là bệnh phổ biên trong cộng đồng, diễn biến qua nhiều giai đoạn và nhiều năm. Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng tương ứng với sự giảm nephron. Triệu chứng lâm sàng rầm rộ và biến chứng càng tăng khi độ lọc cầu thận càng giảm. Bệnh được phát hiện và chẩn đoán sớm, điều trị hiệu quả làm chậm tiến triển đến giai đoạn cuối. Trong đó, chế độ ăn rất quan trọng tốt hạn chế những ảnh hưởng thứ phát của suy thận...

Theo hiệp hội thận học Hoa Kỳ 2003: Bệnh thận mạn (chronic kidney disease, CKD)Những tổn thương thận về cấu trúc và chức năng kèm hoặc không kèm giảm độ lọc cầu thận kéo dài ít nhất 3 tháng; Tổn thương thận phát hiện qua sinh thiết thận, bất thường nước tiểu( tiểu đạm), bất thường đường niệu qua hình ảnh học, xét nghiệm máu. Mức lọc cầu thận(GFR) giảm xuống dưới 50%( < 60ml/ph/1.73m2) so với mức bình thường( 120ml/phút)  kèm hoặc không kèm bằng chứng của tổn thương thận.

Suy thận mạn(chronic renal failure) là tình trang suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng của nephron. Diễn tiến từ từ trong thời gian dài từ nhiều tháng đến nhiều năm, diễn biến theo từng giai đoạn: Trong giai đoạn sớm, lâm sàng chỉ có một số triệu chứng rất kín đáo, ngược lại vào giai đoạn cuối biểu hiện rầm rộ với hội chứng tăng ure máucuối cùng không thể chặn đứng bệnh đến giai đoạn cuối có thể gây tử vong nếu không có các biện pháp điều trị thay thế thận.

Bệnh thận mạn là bệnh phổ biên trong cộng đồng, diễn biến qua nhiều giai đoạn và nhiều năm. Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng tương ứng với sự giảm nephron. Triệu chứng lâm sàng rầm rộ và biến chứng càng tăng khi độ lọc cầu thận càng giảm. Bệnh được phát hiện và chẩn đoán sớm, điều trị hiệu quả làm chậm tiến triển đến giai đoạn cuối.

* Chế độ ăn suy thận mạn rất quan trọng, giúp:

- Ngăn ngừa hoặc hạn chế tối đa chứng Ure huyết cao bằng Cách làm giảm sự tích tụ các sản phẩm đào thải của Ni tơ.

- Làm chậm tốc độ suy thận có thể trì hoãn nhu cầu thẩm phân. Kiểm soát huyết áp bằng cách hạn chế dịch và cân bằng điện giải.

- Đạt được tình trạng dinh dưỡng tốt hạn chế những ảnh hưởng thứ phát của suy thận.

* Nguyên tắc dinh dưỡng, cần:

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Giàu năng lượng, hạn chế protein: Dùng đạm quý có giá trị sinh học cao nghĩa là đủ các acid amin cần thiết có tỷ lệ hấp thu cao như trứng, sữa, thịt cá, nạc các loại.

Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, dầu kali ít phosphor( 20mg- 100mg phosphor/ 100gam) như: Gạo, bánh phở, bún, khoai lang, khoai môn, củ sắn, củ đậu, các loại rau củ, trái cây, sữa đậu nành( < 20mg phosphor/ 100gam) như: đậu cô ve, măng tây, su su, nhãn, lê, hồng xoài chín, mít, mận, kẹo...

Thường không cần hạn chế kali ngoại trừ trường hợp tăng kali máu. Có thể ăn các loại trái cây chứa ít kali/ 100 gam: bí đỏ, su su, bí xanh, súp lơ, cải trắng, bầu, mướp, đậu rồng, đậu đũa...Các loại rau chứa nhiều kali/ 100 gam thức ăn: Rau dền, rau lang, bắp cải, rau ngót, rau muống, rau đay, rau mồng tơi, đậu hà lan, nấm rơm, su hào, đậu cô ve, cà chua...

Ăn nhạt khi: có phù, tăng huyết áp, suy tim. Muối và mì chính 2gam/ ngày( Nên bỏ hẳn muối, mì chính, mà cho 2 thìa cà phê mắm/ ngày)

Nước uống: tương đương với lượng đái ra; ít hơn nếu có phù, suy tim sung huyết, hoặc tăng huyết không kiểm soát được.

Đủ vitamin, vi lượng và các yếu tố chống thiếu máu: Tránh bổ sung các vitamin tan trong dầu. Bổ sung các vitamin tan trong nước như vitamin B­­­1, B2, B12, acid folic, viên sắt nhằm chống gốc tự do, chống thiếu máu và giúp chuyển hóa các chất.

Rau quả: Bỏ rau quả  chua và không ăn rau nhiều đam như rau ngót, rau dền, rau muống, giá đỗ và các loại đậu đỗ…

* Nhu cầu dinh dưỡng cho người lớn suy thận mạn

Chất dinh dưỡng

Yêu cầu

Protein

0,6 – 0,8 gam/ kg cân nặng lý tưởng hoặc 0,3 – 0,5gam/ kg tùy mức độ suy thận

Năng lượng:

Cân nặng bình thường

Béo phì

Suy dinh dưỡng

 

30 – 35 Kcal/ kg

20 – 30 Kcal/kg

45 Kcal/ kg

Chất béo

(% tổng năng lượng)

Chất béo nhiều nối đôi

Chất béo một nối đôi

Chất béo bão hòa

 

30%

1/3

1/3

1/3

Glucid

Đảm bảo năng lượng còn lại

Chất xơ

20 – 25 gam/ ngày

Sắt

10 -18 mg

Phosphor

5 – 10 mg/ kg/ ngày

Calci

1400 -1600 nm / ngày

Natri

1000 -3000 mg/ ngày

Kali

40 -0 mgEq/ ngày, thường không hạn chế ngoại trừ kali máu tăng và lượng nước tiểu < 1l/ ngày

Dịch

Thường không hạn chế trừ trường hợp người bệnh có phù hoặc suy tim sung huyết

Phạm Thị Định (K.Khám bệnh)

17874 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập