Cách phòng tránh Bệnh viêm kết mạc 

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là căn bệnh thường gặp, nhất là vào mùa mưa; nếu không kiêng cữ, bệnh có thể lây lan cho nhiều người, thậm chí viêm kết mạc có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu kiêng cữ được và sử dụng thuốc đều đặn có thể khỏi sau 6 – 7 ngày.

Nguyên nhân gây ra bệnh viện kết mạc:

– Nhiễm khuẩn: vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn, tạp khuẩn), do virus, kí sinh trùng…;

– Vật lý: gió, bụi, cát, ánh sáng, sức nóng, tia X;

– Hoá học: các chất axit, kiềm, iot, cồn;

– Dị ứng: dị ứng thuốc, do côn trùng, theo mùa.

Ngoài ra, bệnh viêm kết mạc cấp có thể phát triển thành dịch (gọi là dịch đau mắt đỏ) thì nguyên nhân chủ yếu là do virus mà hay gặp là virus hạch – Adenovirus.

Bệnh viêm kết mạc có thể lây từ người này sang người khác do virus có rất nhiều trong nước mắt và dử mắt người bệnh, thông qua các đường:

– Lây qua các vật dụng sinh hoạt: do dùng chung đồ vật cá nhân (hay gặp ở những người trong cùng gia đình, các nhà trẻ, mẫu giáo), lây qua môi trường bể bơi và một số nơi do vệ sinh kém.

– Lây qua đường nước bọt: nước mắt được tiết ra sau khi làm nhiệm vụ dinh dưỡng và làm sạch cho mắt sẽ thoát qua đường dẫn nước mắt (lệ đạo) để xuống mũi, họng. Ở người bị viêm kết mạc cấp trong nước mắt có chứa rất nhiều virus và khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì virus sẽ theo nước bọt bắn ra ngoài và lây bệnh cho người khác.

* Khi bị bệnh viêm kết mạc cần:

     – Cần tránh Thuốc Lá:

Thuốc lá là một trong những chất kích thích độc hại nhất với cơ thể con người. Nicotin tác động vào hệ thần kinh, giảm khả năng điều tiết và nhìn rõ của mắt. Đặc biệt thuốc lá gây hại lâu dài, nếu không bỏ sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn.

– Không uống rượu, bia, và thực phẩm có chứa chất kích thích: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu có thể giảm tầm nhìn, giảm khả nặng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể. Ngoài ra rượu còn khiến tình trạng đỏ mắt trở nên nghiêm trọng.

– Tạm ngừng đeo kính áp tròng: nếu bạn sử dụng kính áp tròng, nên ngưng sử dụng kính trong thời gian vị viêm kết mạc. Vì kính áp tròng có thể khiến mắt bị kích ứng gây ra hiện tượng viêm kéo dài dẫn đến lâu khỏi bệnh.

– Dùng thuốc nhỏ mắt: khi bị viêm kết mạc không nên tự ý mua thuốc tại nhà mà phải đến các trung tâm mắt để khám. Tại đây bác sỹ sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây viêm kết mạc, từ đó phát cho bạn loại thuốc phù hợp; những thuốc nhỏ mắt này có tác dụng làm giảm triệu chứng của viêm kết mạc, giúp mắt cảm thấy dịu nhẹ. Ngoài ra các loại thuốc này còn chứa thành phần Anti-histamine hay 1 số loại dược chất khác có lợi cho bệnh nhân viêm kết mạc.

– Trang điểm: Nếu bạn có thói quen trang điểm mắt thì tạm thời ngưng trang điểm trong quá trình bị bệnh. Các loại mỹ phẩm, mascara có thể khiến mắt dễ bị kích ứng, khiến bệnh nặng hơn và lâu khỏi.

* Để phòng tránh bệnh viện kết mạc cần:

– Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc,

– Không dụi mắt, che miệng- mũi khi hắt hơi, chảy mũi,

– Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc),

– Sử dụng dung dịch vệ sinh tay,

– Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi,

– Chườm mắt: sẽ khiến mắt dễ chịu hơn, giảm cảm giác bỏng rát. Để chườm mắt bạn chuẩn bị 1 cái khăn sạch, sau đó thấm nước rồi nhẹ nhàng chườm lên mắt, nằm thư giãn. Nước chườm mắt có thể là nước lạnh, ấm, hay bình thường tùy vào sở thích của bạn. Nếu bạn chỉ bị 1 mắt, cố gắng tránh nước chảy lan ra mắt còn lại để tránh mắt còn lại bị lây viêm kết mạc,

– Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…,

– Tập thể dục thường xuyên và tận hưởng không khí trong lành cũng rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm kết mạc cho mắt.

* Ngoài ra, Dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc phòng chống, điều trị bệnh, cần lưu ý tránh các thực phẩm sau:

– Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với thức ăn gì, ngay cả dị ứng nhẹ cũng không nên ăn trong quá trình bị viêm kết mạc. Ngoài ra tránh các thức ăn có hàm lượng đạm và protein cao như thịt bò, hải sản, cá biển…. bởi vì, khi ăn các loại này vào, dễ gây phản ứng của cơ thể tăng tiết chất Histamine. Histamine là chất dễ gây mẩn ngứa, dị ứng khiến bệnh trở nên trầm trọng, lâu khỏi.

– Nhóm gia vị, thực phẩm cay: Thực phẩm cay dễ gây chảy nước mắt, nóng vì thế sẽ gây khó chịu khi bị viêm kết mạc. Vì thế nên kiêng những thực phẩm như ớt, tiêu…trong quá trình bị bệnh.

– Nhóm thực phẩm giàu tinh bột và đường: các loại đậu, bánh mì, nước có gaz… vì đường gây nặng thêm việc nhiễm trùng sẽ làm cho bệnh lâu khỏi.

* Ngoài việc kiêng những thực phẩm trên, nên ăn thêm một số loại thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp đôi mắt khỏe mạnh, nhanh hết viêm và phòng ngừa bệnh:

– Vitamin A: có trong các loại trái cây như cà rốt, bí, đu đủ và các loại rau lá xanh đậm.

– Vitamin C: giúp chống lại quá tình nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho mắt. Vitamin C nhiều trong các loại trái cây mang vị chua như cam, quýt, ổi….

– Vitamin B2: giúp tăng cường thị giác, hạn chế quá trình oxi hóa của cơ thể. Để bổ sung Vitamin B2 bạn có thể ăn các loại trái cây có múi như bưởi, cam, quýt… hay bổ sung thêm từ sữa.

Lê Lan

4872 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập