Bệnh Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh. 

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tính đến ngày 30/6/2019 cả nước ghi nhận 87.806 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 6 ca tử vong tại Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, TPHCM. So với cùng kỳ năm 2018, số ca mắc tăng 3,1 lần (nguồn "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ").

       Theo thông tin được các bác sỹ khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cập nhật về bệnh Sốt xuất huyết, người dân cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh như sau:

       1.Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do virus Dengue gây nên, vật trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes (muỗi vằn), đây là loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà.

       Sốt xuất huyết thường xảy ra ở trẻ em tuổi từ 2-9 tuổi, càng lớn càng ít mắc. Trẻ càng bụ bẫm khi mắc bệnh dễ có khuynh hướng diễn tiến nặng.

       2.Nguyên nhân gây sốt xuất huyết.

       Do bị muỗi Aedes đốt và truyền virus. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus sốt xuất huyết, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 10 đến 12 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Người bị đốt sẽ phát bệnh sau 4 đến 13 ngày.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

       3.Triệu chứng sốt xuất huyết.

       * Thể bệnh nhẹ: Sốt cao đột ngột 39 - 40o C, kéo dài từ 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể có nổi mẩn, phát ban.

       * Thể bệnh nặng: có các dấu hiệu Sốt cao đột ngột 39 - 40o C, kéo dài từ 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.

       Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng: Xuất hiện chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

       Bệnh ở thể nặng chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%).

       4. Phòng ngừa sốt xuất huyết.

       Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.

       - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (loăng quăng) bằng cách:

       + Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp...) để diệt bọ gậy (loăng quăng).

       + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần…

       - Phòng chống muỗi đốt:

       + Mặc quần áo dài tay.

       + Ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày.

       + Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

       + Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

       - Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian.

       5. Điều trị Sốt xuất huyết:

      Khi phát hiện các biểu hiện nghi bệnh sốt xuất huyết thì phải đưa người bệnh đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

P.CTXH

 

 

22022 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập