Phòng tránh các bệnh thường gặp mùa đông - xuân cho người cao tuổi. 

Do thời tiết giao mùa từ thu sang đông - xuân, cộng với sự thay đổi bất thường của khí hậu là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến sức đến sức khỏe con người, tăng nguy cơ mắc bệnh; những người có sức đề kháng giảm, người già sức khỏe yếu không thích nghi kịp sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh như: cảm cúm, viêm phổi, đau khớp…đặc biệt những người có bệnh tim, tăng huyết áp rất dễ bị những biến chứng nhú đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Theo BS.CKI.Trần Thái Sơn - Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho biết: Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 1000 đến 1300 người bệnh đến khám và điều trị nội trú cho 1200 đến 1400 người bệnh; trong đó 70% là đối tượng người già.

Do thời tiết giao mùa từ thu sang đông - xuân, cộng với sự thay đổi bất thường của khí hậu là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển làm ảnh hưởng đến sức đến sức khỏe con người, tăng nguy cơ mắc bệnh; những người có sức đề kháng giảm, người già sức khỏe yếu không thích nghi kịp sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh như: cảm cúm, viêm phổi, đau khớp…đặc biệt những người có bệnh tim, tăng huyết áp rất dễ bị những biến chứng nhú đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Chính vì thế, để phòng tránh các bệnh thường gặp trong mùa đông xuân cần:

- Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu chất bột đường, đạm; ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C, để tăng sức đề kháng. Lưu ý: Thức ăn phải được nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu. Với NCT nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu năng lượng và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Đặc biệt, NCT tránh ăn quá no, uống quá nhiều vào bữa tối để không mất ngủ. Tuyệt đối không dùng rượu để làm ấm cơ thể vì sẽ gây giãn mạch, khi tiếp xúc với trời lạnh rất nguy hiểm.

- Cần luôn giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi; nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. để tránh viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.

- Phòng ở phải thông thoáng nhưng ấm, không có gió lùa. Nếu không có việc cần thiết, nên hạn chế đi ra ngoài trời lạnh. Ban đêm nếu phải tiểu đêm, phải mặc đủ ấm, mở cửa từ từ cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ thấp sau đó mới ra. Việc thay đổi nhiệt độ quá nhanh sẽ khiến xảy ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến, nhồi máu cơ tim...

- Cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giữ được khối lượng cơ, khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, tăng cường hoạt động hệ tim mạch, hô hấp, giảm đường huyết cũng như mỡ máu. Tuy nhiên, nên tập thể dục ở chỗ kín gió, ấm áp, hoặc tập ngay trong nhà khi thời tiết quá lạnh. Lưu ý, chỉ nên tập luyện vừa sức và không nên cố gắng tập khi quá lạnh..

Ngoài ra, nên hạn chế đến những chỗ đông người; đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối… Khi có các dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh việc tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà khi chưa được chỉ định của bác sỹ.

Lan Hương

1500 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập