Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng. 

Để chủ động phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết có hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế, cần sự chung tay của các cấp chính quyền, Ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại gia đình.

Theo BS.CKI.Phạm Sỹ Lộc - Phó trưởng khoa Truyền Nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho biết: "Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết là bệnh lưu hành tại hầu hết các tỉnh thành, bệnh có tính chất chu kỳ, bùng phát 4-5 lần/năm.Thông thường, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường xuất hiện vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 và đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Nhưng năm nay, ngay từ tháng 3 dịch bệnh đã gia tăng. Cùng với việc, thời tiết hiện nay diễn biến thất thường, là điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển mạnh, nếu không tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, nguy cơ phát triển nhanh các ổ dịch bệnh dẫn đến bùng phát dịch là rất cao".

Để chủ động phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết có hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế, cần sự chung tay của các cấp chính quyền, Ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại gia đình.

Đồng thời, người dân cần chủ động thực hiện triệt để các khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế như sau:

1. Sốt xuất huyết thường do bọ gậy gây nên, vì thế cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Ảnh:Nguồn Internet

2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

6. Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Lan Hương

1898 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập