Vai trò của kẽm với cơ thể con người 

Kẽm là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể người, bởi vì kẽm tham gia đắc lực trong sự chuyển hóa, phát triển và tồn tại của con người. Kẽm là vi chất dinh dưỡng có đặc tính sinh học rõ rệt. Lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g, phân phối không đồng đều, nhiều ở tinh hoàn (300mcg/g). Sau đó là ở tóc (150mcg/g), xương (100mcg/g) gan, thận, cơ vân, da, não. Kẽm có đặc điểm: không dự trữ trong cơ thể, có nửa đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần cung cấp không đủ. Khi thiếu kẽm, không có triệu chứng bộc phát rõ rệt, nhưng có ảnh hưởng ngay đến sự tăng trưởng và sự chuyển hóa. Chán ăn là biểu hiện thường gặp khi thiếu kẽm. 

1.  Kẽm có vai trò gì?

Hoạt động của các enzym: Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzyme kim loại, trong đó có những enzyme rất quan trọng như cacboxypeptidase A, L – glutamat dehydrogenase, cacbonic anhydrase, cytochrom C – oxydoreductase, alcoldehydrogenase, lactat dehydrogenase, phosphorusglyceraldehyt dehydrogenase, alkalin phosphatase. Kẽm được coi là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN – polymerase. Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình nhân bản ADN và tổng hợp protein. Kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh trung ương, chiếm khoảng 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể. Mức quay vòng kẽm trong não rất chậm. Sự kiểm soát cân bằng thể dịch cho phép não luôn giữ được lượng kẽm cao nhất trong khi cơ thể bị thiếu kẽm.

Hoạt động của một số hormone: Kẽm giúp tăng cường tổng hợp FSH (foline stimulating hormone) và testosterol. Hàm lượng kẽm huyết thanh bình thường có tác dụng làm tăng chuyển hoá glucose của insulin. Các hợp chất của kẽm với protein trong các chế phẩm của insulin làm tăng tác dụng của thuốc này trong thực hành lâm sàng. Kẽm có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng này có thể giải thích trên nhiều tác dụng như: tăng hấp thu, tăng tổng hợp protein, tăng cảm giác ngon miệng và tác động lên hormone tăng trưởng (GH – Growth Hormon), hormone IGF – I.

Miễn dịch: Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng kẽm của cơ thể. Thiếu kẽm gây suy giảm miễn dịch, làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch

2. Thiếu kẽm ở người
* Do chế độ ăn:
- Do lượng kẽm trong thực phẩm tự nhiên thấp hoặc bị mất trong quá trình chế biến.
- Giá trị sinh học của kẽm thấp: do liên kết với acid phytic, chất xơ hay khi kẽm kết hợp với protein có tính tiêu hóa thấp.
- Các yếu tố cạnh tranh hấp thu: Các kim loại có hóa trị +2 như calcium, sắt, đồng cadmium, thiếc.
* Do rối loạn hấp thu hoặc bài tiết quá mức: Bệnh di truyền, bệnh đường ruột (tiêu chảy mãn, cắt ruột…), các bệnh khác (xơ gan do nghiện rượu, tiểu đường, thiểu năng tuyến tụy…).

Triệu chứng
* Thiếu kẽm nhẹ:
Các triệu chứng hiện nay thường gặp: chán ăn, chậm tăng trưởng, suy giảm khả năng miễn dịch. Hai triệu chứng đáng lưu ý là nôn không rõ lý do và rối loạn giấc ngủ (trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít…) Những người có nguy cơ: người ốm yếu, tàn tật, trẻ em, người cao tuổi, thai phụ và cho con bú.

 

Thiếu kẽm gây chán ăn, chậm tăng trưởng

* Thiếu kẽm nặng:

Các triệu chứng thường thấy: chúng không ăn thịt, khóc đêm kéo dài, nôn không rõ nguyên do ở trẻ em, chậm tăng trưởng, chậm trưởng thành giới tính, thiểu năng sinh dục, viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông, suy giảm miễn dịch, giảm mức độ khoái lạc, rối loạn cảm xúc, quáng gà, chậm lành vết thương (vết bỏng, vết loét), giảm thèm ăn và tổn thương ở mặt bao gồm chứng sợ ăn sáng, mất thích ứng với bóng tối, tiêu chảy…

3. Nhu cầu khuyến nghị

 Khuyến nghị về nhu cầu hằng ngày đối với kẽm như sau:

-         Trẻ 0-6 tháng: 2mg/ngày

-         Trẻ 7-11 tháng: 3mg/ngày

-         Trẻ 1-3 tuổi: 3mg/ngày

-         Trẻ 4-8 tuổi: 5mg/ngày

-         Trẻ 9-13 tuổi: 8mg/ngày

-         Nam giới (từ 14 tuổi trở lên): 11mg/ngày

-         Nữ giới (19 tuổi trở lên): 8mg/ngày

-         Phụ nữ mang thai (sau 18 tuổi): 11-12mg/ngày

-         Phụ nữ cho con bú: 12-13mg/ngày

4. Nguồn cung cấp kẽm.

Ảnh minh họa

 

Kẽm thuộc loại yếu tố phổ biến trong thiên nhiên, có nhiều trong ngũ cốc và đậu, tập trung phần lớn ở vỏ ngoài.

Kẽm cũng có nhiều trong hàu, gan, lòng đỏ trứng gà và có khả năng sinh học cao (100%).

5. Tăng lượng kẽm trong chế độ dinh dưỡng

Tăng cường lượng kẽm trong chế độ ăn rất đơn giản.  

1. Hạn chế rượu và cà phê:  Cả 2 chất này đều khiến kẽm bị bài tiết nhanh qua đường tiểu.

2. Không nấu nhừ: Hấp, luộc, nướng quá kỹ đều làm lượng kẽm trong thực phẩm giảm tới 1 nửa, đặc biệt là đậu đỗ.

3. Ăn các thực phẩm không chế biến sẵn: trên 75% lượng kẽm trong bột mỳ bị mất đi khi qua chế biến. Hạn chế ăn bánh mỳ trắng.

4. Ăn thịt nạc: Nếu không phải là người ăn chay, cách tốt nhất để bổ sung chất kẽm hằng ngày là ăn thịt. Cá cũng là nguồn rất giàu dưỡng chất này.

5. Đậu đỗ là tốt nhất: Nếu không ăn được thịt thì hãy thêm đậu hộp vào món sa-lát hay các món ăn để bổ sung lượng kẽm cần thiết.

 

 

6438 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập