Vắc xin phòng ngừa COVID-19 của Astrazeneca 

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại vắc xin phòng ngừa COVID-19 đã được Tổ chức y tế thế giới cấp phép sử dụng trong đó có vắc xin của Astrazeneca. Đây là vắc xin được nghiên cứu và phát triển bởi trường Đại học Oxford (Anh) phối hợp với hãng dược phẩm nổi tiếng Astrazeneca sản xuất. Theo 1 nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet, vắc xin phòng COVID-19 của Astrazeneca có khả năng đáp ứng miễn dịch lên đến 62-90%, phân tích các thử nghiệm pha 3 cho thấy Vắc xin Astrazeneca bảo vệ 100% khỏi bệnh nặng và tử vong.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo Tổ chức y tế thế giới: tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 là một biện pháp hữu hiệu giúp cuộc sống của chúng ta có thể bình thường trở lại. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại vắc xin phòng ngừa COVID-19 đã được Tổ chức y tế thế giới cấp phép sử dụng trong đó có vắc xin của Astrazeneca. Đây là vắc xin được nghiên cứu và phát triển bởi trường Đại học Oxford (Anh) phối hợp với hãng dược phẩm nổi tiếng Astrazeneca sản xuất. Theo 1 nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet, vắc xin phòng COVID-19 của Astrazeneca có khả năng đáp ứng miễn dịch lên đến 62-90%, phân tích các thử nghiệm pha 3 cho thấy VX astrazeneca bảo vệ 100% khỏi bệnh nặng và tử vong (https://vnvc.vn/).

Sau đây là 1 số thông tin quan trọng Bộ y tế cung cấp để giúp bạn hiểu rõ hơn về vắc xin phòng covid 19 của Astrageneca:

*Người tiêm chủng được tiêm 2 mũi, cách nhau 3 tháng.

*Những người đủ điều kiện tiêm chủng: Người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vắc xin.

*Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng:

- Đang mắc các bệnh cấp tính hoặc có các triệu chứng: sốt, ho, khó thở...;

- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú;

- Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hoặc bệnh xơ gan mất bù;

- Bệnh nhân mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng;

- Bệnh nhân đã tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày;

- Người trên 65 tuổi;

- Người mắc các bệnh về máu.

* Các phản ứng có thể gặp sau tiêm vắc xin Covid-19 của ASTRAZENECA:

- Rất phổ biến (thường gặp ≥ 10%):

+ Đau, nóng tại vị trí tiêm

+ Đau đầu

+ Buồn nôn

+ Đau cơ

+ Đau khớp

+ Nhạy cảm đau, đau

+ Ngứa

+ Mệt mỏi

+ Bồn chồn, ớn lạnh

+ Sốt (rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến là sốt ≥ 38 độ C)

- Phản ứng phổ biến (từ 1% đến dưới 10%): Sưng và đỏ tại vị trí tiêm

* Lưu ý:

- Hầu hết là phản ứng thông thường như đã được khuyến cáo. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu trên hãy thông báo cho cán bộ y tế để được tư vấn.

- Người được tiêm chủng ở lại theo dõi tối thiểu 30 phút để phát hiện sớm các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: Toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm…nếu có dấu hiệu bất thường thông báo ngay cho nhân viên y tế.

- Cần theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Đối tượng tiêm chủng đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu nghiêm trọng sau:

- Nếu phát hiện bất thường như: sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ, sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, vật vã, lừ đừ, khó thở hoặc biểu hiện bất thường khác, cần đến ngay cơ sở y tế.

- Miệng (ngứa, sưng môi hoặc lưỡi)

- Da (phát ban, sưng, tím tái)

- Tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, cảm giác co thắt đường ruột)

- Họng (ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc)

- Hô hấp (thở dốc, ho, thở khò khè, khó thở, cảm giác nghẹt thở)

- Tim mạch (mạch yếu, chóng mặt, choáng, cảm giác muốn ngã), chân tay co quắp.

BS. Bùi Thị Liên(K.KSNK)

 

 

 

     

 

2382 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập