Tiêm phòng Covid-19 cho từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi sau F0. 

Trong Hội nghị trực tuyến về tập huấn tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, chiều 31/3; Giáo sư Phan Trọng Lân, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết: Trẻ em mắc Covid-19 nhẹ nên có thể hệ miễn dịch chưa đầy đủ, vì vậy cần thiết tiêm vaccine sau khi nhiễm để phòng bệnh. Thời điểm tiêm là ba tháng sau khi mắc bệnh, khi đó cơ thể trẻ đã hồi phục và đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Theo Phó giáo sư Dương Thị Hồng, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng, Phó viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: Việc tiêm phòng Covid -19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ triển khai từ tháng 4/2022, cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đợt này. Trẻ em ở nhóm tuổi lớn, từ 11 tuổi (tức học lớp 6) sẽ tiêm trước, sau đó hạ thấp dần. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: những trẻ đã mắc Covid-19 nên tiêm sau khi khỏi bệnh ít nhất 3 tháng.

Tại Hội nghị trực tuyến về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người mắc COVID-19 ngày 30/3/2022, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết: Đến nay, chưa có đầy đủ bằng chứng để hiểu rõ về các biến chủng của SARS-CoV-2, tuy nhiên việc áp dụng các biện phòng chống đặc biệt là tiêm chủng là rất quan trọng. Thống nhất chủ trương tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh ít nhất 3 tháng, tiêm các liều cơ bản cùng loại vắc xin cho trẻ; các đối tượng trên 12 tuổi đã mắc thì tiêm chủng sau khi hồi phục 3-6 tháng.

Trong Hội nghị trực tuyến về tập huấn tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, chiều 31/3; Giáo sư Phan Trọng Lân, Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết: Trẻ em mắc Covid-19 nhẹ nên có thể hệ miễn dịch chưa đầy đủ, vì vậy cần thiết tiêm vaccine sau khi nhiễm để phòng bệnh. Thời điểm tiêm là ba tháng sau khi mắc bệnh, khi đó cơ thể trẻ đã hồi phục và đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Loại vaccine tiêm cho trẻ:

Cũng theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, nêu rõ, có 2 loại vắc xin là Moderna và Pfizer sẽ được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, liều tiêm mỗi mũi của 2 loại vắc xin sẽ khác nhau, lứa tuổi tiêm cũng có sự khác biệt. Trẻ sẽ tiêm hai mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn.

Hai loại vaccine được sử dụng là Pfizer (trẻ 5-11 tuổi) và Moderna (trẻ 6-11 tuổi), gồm một liệu trình hai mũi tiêm cách nhau 4 tuần. Vaccine Pfizer có liều tiêm 0,2 ml chứa 10 mcg vaccine; vaccine Moderna có liều tiêm là 0,25 ml, chứa 50 mcg vaccine.

* Đối với vắc xin Pfizer, các phản ứng rất thường gặp khi tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là: đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm (> 80%), kiệt sức (> 50%), đau đầu (> 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (> 20%), đau cơ và ớn lạnh (> 10%). Phản ứng này cũng gây ra với đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi là: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm. Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000). Tuy nhiên, hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong hệ thống.

* Đối với vắc xin Moderna, các phản ứng rất thường gặp là: sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp,đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm. Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm và đau khớp. Phản ứng thường gặp là: tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm. Phản ứng ít gặp là: chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm. Phản ứng hiếm gặp là: giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da. Phản ứng rất hiếm gặp là: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Các chuyên gia y tế lưu ý: Sau khi tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút và tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm. Phó giáo sư Hồng lưu ý cha mẹ, người chăm sóc phải theo dõi sát 24/24 trong vòng ba ngày đầu, do trẻ có thể gặp phản ứng bất lợi vào ban đêm. Cha mẹ cũng cần tránh để trẻ vận động mạnh, luôn chuẩn bị sẵn để tránh tai biến nặng có thể xảy ra.

P.CTXH tổng hợp

1045 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập