Tăng huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng. 

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh rất cao và đang có xu hướng ngày càng nhanh trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam: trên một nửa dân số có độ tuổi> 50 ở các nước phát triển bị tăng huyết áp.Tại Việt nam, theo nghiên cứu của Viện tim mạch Quốc gia  năm 2015 cho thấy khoảng tỷ lệ này chiếm 47%. Tăng huyêt áp rất nguy hiểm vì triệu chứng của bệnh thường nghèo nàn nên người bệnh thường chủ quan không được phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời nên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh và cho xã hội như: nhồi máu cơ tim. suy tim; xuất huyết não. nhồi máu não; suy thận; giảm thị lực dẫn đến mù lòa…. Việc hiểu biết một cách đầy đủ về bệnh THA sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời. hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh.

  1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.

  1. Làm thế nào đế phát hiện người bệnh bị tăng huyết áp?

- Kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử là phương tiện chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Huyết áp phải đo khi người bệnh trong trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi (không gắng sức ít nhất 15 phút trước đo). Không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp như thuốc lá. Thuốc lào. Cà phê….; huyết áp phải được đo 2 lần cách nhau 5 phút. giá trị huyết áp là con số trung bình cộng  của 2 lần đo.

3. Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tăng huyết áp. Tuy nhiên khoảng > 90 % các trường hợp không phát hiện được nguyên nhân. Trong trường hợp này người ta gọi là bệnh tăng huyết áp ; nếu tìm được nguyên nhân thì đó là tăng huyết áp triệu chứng( THA là một dấu hiệu của bệnh. không phải một bệnh).

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

4. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp:

- Tuổi: nguy cơ tăng huyết áp tăng cùng với tuổi , nhất là ở người từ 45 tuổi trở lên.

- Thừa cân béo phì: người thừa cân BMI≥23, nam vòng bụng ≥90cm, nữ vòng bụng ≥80cm.

- Sử dụng rượu bia, thuốc lá làm tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tăng huyết áp.

- Ăn nhiều muối, ít rau quả.

- Ít hoạt động thể lực.

-Căng thẳng tâm lý.

- Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, đái tháo đường…

- Yếu tố gia đình: nguy cơ tăng huyết áp gia tăng nếu trong gia đình đã có người bị tăng huyết áp.

5. Điều trị bệnh tăng huyết áp:

- Việc điều trị THA nhằm  hai mục đích: Phòng ngừa lâu dài các biến chứng của THA và nếu đã xảy ra biến chứng thì điều trị tích cực. chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh;

- Tuân thủ một nguyên tắc quan trọng nhất : điều trị THA là một điều trị suốt đời. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thịch hợp mới giảm được các tai biến;

- Các biện pháp điều trị không dùng thuốc:

+ Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.

+  Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).

+  Hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

+ Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

+  Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.

-  Đối với nhiều trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ thì chỉ việc thay đổi lối sống đã có thể làm cho HA trở về bình thường. Nếu HA không trở về bình thường thì việc điều chỉnh lối sống kết hợp với điều trị bằng thuốc cũng góp phần tăng hiệu quả điều trị, hạn chế các biến chứng của tăng HA.

- Dùng thuốc hạ HA: gồm rất nhiều các nhóm thuốc khác nhau. Tùy theo mức độ của bệnh và sự đáp ứng điều trị của từng cá  nhân. Các bác sỹ chuyên khoa Tim mạch sẽ giúp người bệnh lựa chon các thuốc phù hợp nhất cho mỗi trường hợp bệnh nhân khác nhau. Không có một công thức chung nào được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân.

Phạm Thị Định (K.Khám bệnh)

1547 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập