Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức 

Khoa Gây mê hồi sức- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình được thành lập ngày 24 tháng 06 năm 1994,  trên cơ sở khoa Ngoại Mổ tách ra 03 khoa là: Khoa Ngoại, khoa Chấn Thương và Gây mê hồi sức.

1. Lịch sử phát triển: Khoa Gây mê hồi sức- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình được thành lập ngày 24 tháng 06 năm 1994,  trên cơ sở khoa Ngoại Mổ tách ra 03 khoa là: Khoa Ngoại, khoa Chấn Thương và Gây mê hồi sức.

2.Lãnh đạo

* Lãnh đạo tiền nhiệm:

– Trưởng khoa: BS Trần Thị Nhiễu (6/1994)

+ Phó khoa: BS Trần Minh Vỹ

– Trưởng khoa: BS Lê Chính Chuyên 

– Phó khoa: BS Trịnh Trọng Thủy

* Lãnh đạo hiện nay:

- Trưởng khoa: BS.CKII. Phạm Ngọc Quyên

- Phó khoa: BSCKI. Nguyễn Quang Vũ

- Phó khoa: BS.CKI. Phạm Văn Thống

- ĐD trưởng: CN.Đặng Thị Hường

3.Tổng số: 34 nhân viênTổ chức nhân sự

Trong đó:

– Bác sỹ: 9

– Điều dưỡng: 24 

– Khác: 01

4.Chức năng nhiệm vụ:

* Chức năng nhiệm vụ khoa GMHS:

Khoa Gây mê – Hồi sức là khoa lâm sàng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của giám đốc bệnh viện có nhiệm vụ tiếp nhận và đảm bảo Gây mê – Hồi sức trước, trong và sau phẫu thuật và một số thủ thuật theo quy định chuyên môn kỹ thuật.

– Khám trước gây mê là bước bắt buộc để đánh giá nguy cơ và chuẩn bị người bệnh, lập phương án gây mê và hồi sức.

– Thực hiện an thần, gây mê, gây tê trong phẫu thuật và thủ thuật.

– Theo dõi và hồi sức người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật, thủ thuật.

–  Giúp người bệnh hồi tỉnh, theo dõi, phát hiện và xử trí những biến chứng sau phẫu thuật, thủ thuật.

–  Hồi sức tích cực các người bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng ở giai đoạn trước, trong hay sau phẫu thuật, thủ thuật.

– Chủ động chống đau trước, trong và sau phẫu thuật, thủ thuật.

– Quản lý phòng mổ, đảm bảo nguyên tắc và quy trình vô khuẩn theo quy định, sử dụng và bảo quản dụng cụ phẫu thuật, các trang thiết bị máy móc và vật tư tiêu hao liên quan đến phẫu thuật và gây mê hồi sức. Bảo đảm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 14/10/2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Phối hợp cùng các khoa liên quan trong công tác khám bệnh, chữa bệnh.

– Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về lĩnh vực Gây mê – Hồi sức.

– Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực Gây mê – Hồi sức cho tuyến dưới.

– Thực hiện các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện và các quy định khác có liên quan.

– Tham mưu cho các cấp lãnh đạo y tế và chuyên ngành về công tác xây dựng và phát triển, hoàn thiện hệ thống cũng như các văn bản pháp quy về tổ chức và thực hành Gây mê – Hồi sức để đạt được hiệu quả tối đa.

– Tham gia quản lý kinh tế trong đơn vị.

* Chức năng nhiệm vụ các đơn vị trong khoa:

Đơn vị khám trước gây mê:

– Khám trước gây mê đối với người bệnh được thực hiện trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 72 giờ trước khi phẫu thuật, thủ thuật (trừ trường hợp cấp cứu).

– Khi cần thiết, yêu cầu làm xét nghiệm bổ sung cho người bệnh; tổ chức hội chẩn liên chuyên khoa để đánh giá người bệnh và có phương án xử trí tối ưu.

– Tham gia chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật, thủ thuật.

– Ghi chép đầy đủ vào phiếu khám trước gây mê.

– Giải thích về nguy cơ và lợi ích liên quan đến Gây mê – Hồi sức, đề nghị người bệnh hoặc người đại diện xem xét và ký giấy chấp nhận Gây mê – Hồi sức.

– Khám trước gây mê được thực hiện tại đơn vị khám trước gây mê, tại khoa phòng hay ngay trong phòng phẫu thuật tuỳ thuộc vào điều kiện của bệnh viện và tình trạng bệnh lý của người bệnh.

– Thông báo và thảo luận với bác sỹ phẫu thuật về các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra để có phương án xử trí tốt nhất.

– Xây dựng và thực hiện các quy trình khám trước mê.

– Thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của khoa Gây mê – Hồi sức.

Khu mổ:

– Thực hiện các quy trình Gây mê – Hồi sức trước, trong và sau phẫu thuật, thủ thuật.

– Luôn đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế tiêu hao cho Gây mê – Hồi sức và phẫu thuật, thủ thuật.

– Tiếp nhận và xác định đúng người bệnh, đúng vị trí cần phẫu thuật, thủ thuật

– Theo dõi và hồi sức cho người bệnh.

–  Thực hiện các phương pháp an thần, gây mê, gây tê phù hợp phẫu thuật, thủ thuật .

– Xử trí khi có tai biến xảy ra. Trường hợp vượt quá khả năng phải khẩn trương mời đồng nghiệp và lãnh đạo khoa cùng xử trí.

– Đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

– Phụ giúp phẫu thuật viên về dụng cụ phẫu thuật, trang thiết bị và vật tư tiêu hao liên quan để phẫu thuật, thủ thuật.

– Thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của khoa Gây mê – Hồi sức.

Đơn vị Hồi tỉnh

– Theo dõi, phát hiện biến chứng và điều trị cho tất cả người bệnh sau gây mê, gây tê đến khi đủ điều kiện chuyển về các khoa liên quan hoặc cho xuất viện.

– Điều trị chống đau sau phẫu thuật, thủ thuật.

– Thực hiện các phương pháp chẩn đoán và thủ thuật cần thiết.

– Chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật và hồi sức cho một số người bệnh nặng mà nơi khác không còn giường tiếp nhận.

– Thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của khoa Gây mê Hồi sức theo sự phân công của trưởng khoa.

Đơn vị Hồi sức ngoại khoa.

– Tiếp nhận, tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực người bệnh ngoại khoa nặng từ khu mổ, đơn vị hồi tỉnh, các khoa trong bệnh viện và các cơ sở y tế khác chuyển đến.

– Phối hợp chặt chẽ với Khu mổ và đơn vị Hồi tỉnh để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả người bệnh nặng cần được hồi sức ngoại khoa.

– Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì mời hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên nếu điều kiện cho phép.

– Tổ chức hoạt động 24/24 giờ.

– Thực hiện các phương pháp chẩn đoán và thủ thuật cần thiết.

– Thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của khoa Gây mê Hồi sức theo sự phân công của Trưởng khoa.

Đơn vị Chống đau

– Khám, tư vấn, xử trí chống đau.

– Kỹ thuật chống đau phải được thông báo, giải thích cho người bệnh và phải được sự đồng ý của người bệnh.

– Theo dõi, phát hiện xử trí các tai biến, tác dụng phụ của chống đau.

– Phối hợp với các khoa có liên quan để xử trí chống đau cho người bệnh khi có yêu cầu.

– Thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của khoa Gây mê Hồi sức theo sự phân công của trưởng khoa.

Trang thiết bị:

+ Khoa có 06 phòng mổ, mỗi phòng đều được trang bị máy mê hiện đại Omeda, có đo nồng độ khí CO2, nồng độ MAC, đèn mổ đa chùm có gắn camera, bàn mổ hiện đại. có phòng mổ được trang bị máy CIAM.hệ thống máy monitoring có thể đo được huyết áp động mạch xâm lấn.

+ Có 01 máy TCI, máy đo độ giãn cơ, máy kích thích thần kinh cơ, 02 máy PCA ngoài ra còn có hệ thống máy thở hiện đại tại phòng hồi sức, phòng hồi tỉnh.

6.Nghiên cứu khoa học

– Khoa có nhiều đề tài nghiên cứu từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở và được áp dụng thường xuyên trong điều trị bệnh nhân.

– Có các sáng kiến cấp ngành, cấp cơ sở và đã được trao tặng bằng lao động sáng tạo, chứng nhận sáng kiến cấp ngành.

8.Hoạt động chuyên môn

– Đáp ứng về gây mê hồi sức cho các phẫu thuật  ngoại khoa bao gồm: các phẫu thuật về thần kinh- sọ não, lồng ngực, tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương, mạch máu, u bướu, tai mũi họng, răng hàm mặt.

+ Gây mê ngoài phòng mổ: nắn chỉnh bó bột, gây mê nội soi dạ dày đại tràng, can thiệp mạch, chụp CT- cộng hưởng từ

+ Hồi sức: Điều trị và chăm sóc tích cực cho những người bệnh ngoại khoa nặng sau mổ như: Sốc đa chấn thương, sốc nhiễm trùng, chấn thương sọ não nặng, chấn thương ngực, các bệnh nhân thở máy dài ngày, các bệnh nhân có bệnh nội khoa kèm theo hoặc suy kiệt nặng.

+ Điều trị chống đau cho các bệnh nhân sau mổ được thực hiện thường xuyên bằng các phương pháp người bệnh tự kiểm soát (PCA), gây tê ngoài màng cứng, gây tê cạnh cột sống, giảm đau đa phương thức.

– Phẫu thuật sọ não khoan lấy máu tụ nội sọ.

– Trong giai đoạn này Bệnh viện đã được chuyển sang cơ sở mới, các trang thiết bị phòng mổ được trang bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu phẫu thuật, gây mê hồi sức và chống đau cho bệnh nhân sau mổ.

– Trong giai đoạn này cũng có nhiều kỹ thuật mới được triển khai và áp dụng thường xuyên trong điều trị như: kỹ thuật gây mê nồng độ đích (máy TCI), có máy đo độ giãn cơ trong gây mê, gây mê mổ lồng ngực bằng ống nội khí quản hai nòng (ống carlen), gây mê mast thanh quản, gây tê đám rối thần kinh cánh tay có máy dò thần kinh, các kỹ thuật giảm đau như: Giảm đau ngoài màng cứng, giảm đau do người bệnh tự kiểm soát (PCA), giảm đau phối hợp, gây tê cạnh cột sống…

– Hồi sức sau mổ cho những bệnh nhân nặng: Bệnh nhân sốc đa chấn thương, sau mổ chấn thương sọ não nặng, chấn thương ngực có mảng sườn di động, bệnh nhân sốc nhiễm trùng…

– Triển khai và áp dụng kỹ thuật gây mê nồng độ đích (máy TCI), có máy đo độ giãn cơ trong gây mê, gây mê mổ lồng ngực bằng ống nội khí quản hai nòng (ống carlen), gây mê mast thanh quản, gây tê đám rối thần kinh cánh tay có máy dò thần kinh, các kỹ thuật giảm đau như: Giảm đau ngoài màng cứng, giảm đau do người bệnh tự kiểm soát (PCA), giảm đau phối hợp, gây tê cạnh cột sống…

– Hồi sức sau mổ cho những bệnh nhân nặng: Bệnh nhân sốc đa chấn thương, sau mổ chấn thương sọ não nặng, chấn thương ngực có mảng sườn di động, bệnh nhân sốc nhiễm trùng…

9.Phương hướng hoạt động

– Quy hoạch sắp xếp lại khoa, phòng:

+ Khu phẫu thuật bố trí lại phòng mổ, trang thiết bị, sắp xếp gọn gàng đơn giản dễ vệ sinh, dễ tiệt khuẩn, tăng cường vô khuẩn tiệt khuẩn phòng mổ để đảm bảo cho phẫu thuật và có thể triển khai dùng kháng sinh dự phòng.

+ Trước mắt triển khai đơn vị hồi sức sau mổ, hồi tỉnh và chống đau sau mổ riêng thuận tiện trong việc theo dõi điều trị và tránh nhiễm trùng bệnh viện. Nếu có điều kiện về cơ sở vật chất sẽ triển khai hồi sức ngoại khoa trước phẫu thuật.

– Phát triển chuyên môn:

+ Về gây mê: Phối hợp với các khoa hệ ngoại triển khai áp dụng những kỹ thuật, những thuốc mê, giảm đau, giãn cơ mới, triển khai gây mê hồi sức cho bệnh nhân mổ tim mạch đáp ứng yêu cầu ngoại khoa. Mở rộng và phát triển gây mê ngoài phòng mổ như: Gây mê nội soi, giảm đau cho các thủ thuật.

+ Về gây tê: Áp dụng các kỹ thuật gây tê vùng, chọc catheter trung ương dưới hướng dẫn của siêu âm và sử dụng những thuốc gây tê mới.

+ Về chống đau: Duy trì nhóm nghiên cứu về chống đau, thực hiện chống đau sau mổ cho bệnh nhân với tỷ lệ ngày một tăng và tiến tới cho 100% bệnh nhân sau mổ. Mở rộng phạm vi chống đau cho những bệnh nhân không phẫu thuật như: Bệnh nhân ung thư, bệnh nhân đau do viêm mãn tính, bệnh nhân ngoại khoa không phẫu thuật. Sử dụng đa dạng các phương pháp, các thuốc giảm đau nhất là những thuốc mới chưa sử dụng.

+ Về hồi sức: Nếu đủ nhân lực phân công trực hồi sức, hồi tỉnh và trực gây mê riêng. Triển khai, áp dụng những kỹ thuật theo dõi hồi sức như: Đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực nội sọ, dùng các máy USCOM, ECMO,  nâng cao hiệu quả theo dõi và điều trị, đặc biệt quan tâm đến các biện pháp chống lây nhiễm chéo và nhiễm trùng bệnh viện.

-Tăng cường triển khai các dịch vụ để tăng nguồn thu như: Mổ yêu cầu, nhất là các dịch vụ chống đau.

– Tăng cường và có kế hoạch lộ trình đào tạo cho bác sỹ, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao bằng đào tạo hàn lâm hoặc theo gói dịch vụ, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học các cấp và có đề tài báo cáo tại hội nghị gây mê toàn quốc.

4887 Go top

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập