Điều trị Sỏi bàng quang tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. 

Tại khoa Ngoại thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình điều trị cho bệnh nhân sỏi bàng quang bằng các phương pháp tán sỏi nội soi và phẫu thuật mở; tùy vào kích thước sỏi.

Sỏi bàng quang được hình thành bởi sự tích tụ của các khoáng chất, thường gặp ở nam giới.

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi bàng quang chủ yếu do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang hoặc sỏi từ đường niệu trên di trú xuống.

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu do thận thải ra trước khi được bài tiết ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Và nếu cơ thể có sỏi thì những viên sỏi lớn hơn không đào thải ra ngoài theo đường tiểu, chúng nằm tại bàng quang, lâu ngày tích tụ lớn dần do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào gây nên các cơn đau khó chịu.

Khi mắc sỏi bàng quang người bệnh thường có biểu hiện đường tiểu dưới: tiểu ngắt quãng giữa dòng; bí tiểu, tiểu máu, nước tiểu cặn đục; sốt khi có nhiễm trùng tuy nhiên trên thực tế có một số trường hợp không có triệu chứng.

Đặc biệt, ngay cả những người không có biểu hiện sỏi bàng quang cũng có thể dẫn đến biến chứng như:

- Sỏi bàng quang gây rối loạn chức năng bàng quang mạn tính: Nếu không được điều trị, sỏi bàng quang có thể gây ra các vấn đề tiết niệu dài hạn, chẳng hạn như tiểu đau hay đi tiểu thường xuyên..

- Sỏi bàng quang gây nhiễm trùng đường tiểu.

- Sỏi bàng quang và ung thư bàng quang: Sỏi bàng quang tạo kích thích mạn tính vào thành bàng quang, làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Tại khoa Ngoại thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình điều trị cho bệnh nhân sỏi bàng quang bằng các phương pháp tán sỏi nội soi và phẫu thuật mở; tùy vào kích thước sỏi.

Trường hợp bệnh nhân nam (34 tuổi) vào viện trong tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt đau tức nhiều vùng hạ vị và thắt lưng 2 bên do sỏi, gây biến chứng viêm bàng quang và trào ngược thận niệu quản 2 bên.

Ca phẫu thuật mổ mở lấy sỏi cho bệnh nhân

Vì sỏi khá lớn, kích thước khoảng 10cm, bác sỹ đưa ra quyết định mổ mở lấy sỏi. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định, được xuất viện sau 5 ngày.

Khuyến cáo: Nhằm hạn chế nguy cơ bị sỏi bàng quang, nên:

- Thường xuyên khám kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Tập thói quen uống nhiều nước: nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi thận và bàng quang tránh sự kết tủa tạo sỏi.

- Dùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường.

- Ăn nhiều cá hơn thịt: hạn chế thực phẩm chứa đạm và protein bởi có thể khiến bệnh sỏi thêm trầm trọng. Không nên ăn nội tạng nhất là gan, bởi gan chứa nhiều purin - chất này tạo sỏi.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

BS.Đinh Văn Nam (K.Ngoại thận tiết niệu)

73 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập