Dịch tả lợn châu Phi. 

Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, các đơn vị trên địa bàn thành phố Ninh Bình đã triển khai tích cực; quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; tuy nhiên, dịch lại đang có diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan nhanh và rộng. Theo số lượng thống kê, tính đến ngày 28/5/2019, toàn thành phố đã xảy ra dịch tại 10/14 xã, phường: Tân Thành, Ninh Sơn, Nam Bình, Ninh Khánh, Thanh Bình, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phong, Ninh Phúc, Bích Đào.

Tổng số lợn đã tiêu hủy gần 700 con, với tổng số trọng lượng hơn 30 nghìn kg. Với tình hình trên, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục bùng phát trên diện rộng, đặc biệt tại các trang trại, gia trại là rất cao.

Người dân cần để ý dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, để cảnh giác khi chọn mua.

Lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi có các nốt xuất huyết nằm dưới da, trên vành tai trông giống như vết muỗi đốt. Bốn chân, bụng, ngực của lợn có màu tím xanh. Khi mổ ra, lợn tả có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực. Toàn bộ nội tạng, cơ thể đều xuất huyết, lá lách phình to, hạch bạch huyết lớn, phổi không bị xẹp, khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruột tắc và chứa máu.

Có thể nhận biết thịt lợn nhiễm dịch tả bằng mắt thường. Nếu thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, phần bì lấm chấm xuất huyết, tai lợn bị tím, khi chạm tay thấy chảy nhớt, rỉ nước... thì là thịt ôi hoặc thịt lợn mắc bệnh.

Thịt lợn khỏe mạnh có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường, ngón tay ấn vào không bị lõm hay rỉ nước.

 

Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người nhưng lợn khi đã bị nhiễm bệnh 100% sẽ chết. Đây là môi trường cho những bệnh khác phát triển, nguy hại cho sức khỏe.

Do khả năng sinh tồn của loại virus gây bệnh cao, nên dịch có xu hướng lây lan rất nhanh. Tuy nhiên bệnh dịch tả lợn Châu Phi không lây lan sang người, không có mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhưng lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn...

Những bệnh như tai xanh, cúm, thương hàn... mới gây nguy hiểm cho con người gây ra rối loạn tiêu hóa, khi người ăn phải tiết canh lợn, thịt lợn bệnh chưa được nấu chín.

Đặc biệt khi lợn bị bệnh tai xanh vi khuẩn liên cầu trú ngụ trong miệng, mũi của lợn sẽ phát triển nếu người có vết thương hở tiếp xúc với lợn sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết một số nơi trên cơ thể, ngoài ra có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc đường tiêu hóa, nặng hơn có thể bị viêm màng não.

Các phòng, tránh dịch tả lợn Châu Phi:

Hiện nay chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho lớn đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Vì vậy các phương pháp phòng tránh bao gồm:

- Thường xuyên vệ sinh, sát trùng tại cơ sở chăn nuôi, các phương vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ điểm bán buôn, giết mổ lợn và các sản phẩm thải của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất.

- Vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi.

- Phát hiện cách ly lợn bị bệnh và nghi bị bệnh.

- Diệt các nguồn bệnh như ruồi, muỗi để tránh mang mầm bệnh phát tán ra bên ngoài.

- Không mua, bán thịt lợn không có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thức ăn thừa hay chưa được nấu chín từ lợn.

- Nên chủ động ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.

Lan Hương

 

 

1092 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập