Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động bệnh viện và khám chữa bệnh cho nhân dân. 

Việc đẩy mạnh Chuyển đổi số thông qua việc ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện và khám chữa bệnh (KCB) tại Bệnh viện Đak hoa tỉnh Ninh Bình được xem là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết; góp phần từng bước nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Việc đẩy mạnh Chuyển đổi số thông qua việc ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện và khám chữa bệnh (KCB) được xem là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết; góp phần từng bước nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thực hiện theo Quyết định số 4888/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/10/2019 phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển CNTT y tế thông minh giai đoạn 2019-2025; kế hoạch số 37/KH-UBND tỉnh Ninh Bình về ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Ninh Bình; kế hoạch số 32a/KH-SYT ngày 19/3/2021 của Sở Y tế Ninh Bình về ứng dụng CNTT trong việc xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng ngành Y tế Ninh Bình năm 2021. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động bệnh viện và khám chữa bệnh cho nhân dân.

Bệnh viện đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống phần mềm Quản lý bệnh viện, giúp quy trình KCB cho nhân dân được thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, đồng bộ... Hiện tại, bệnh viện đã đầu tư gần 400 máy tính có kết nối internet và thiết bị wifi đặt tại các khoa, phòng đều được cài đặt phần mềm quản lý bệnh viện.

Lắp đặt hệ thống mạng Lan nội bộ hoạt động thông suốt, liên tục; giúp bảo mật và an toàn dữ liệu, tránh trường hợp lấy cắp hay thay đổi thông tin, tránh mất mát hư hỏng dữ liệu. Mạng LAN giúp kết nối các máy tính nội bộ với nhau; sử dụng mạng Lan không dây dùng để truy cập các thiết bị wifi, laptop, ipad, mobiphone một cách thuận tiện. Ngoài ra, cài đặt mỗi máy tính có một địa chỉ IP riêng để có thể nhận diện và liên lạc với nhau trên máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.

Triển khai cải cách thủ tục hành chính thông qua CNTT, lấy số tự động, gọi số tự động tại các phòng khám, triển khai thẻ khám chữa bệnh thông minh, chữ ký điện tử; quản lý khám chữa bệnh, ứng dụng truy cập thông tin, kết nối và liên thông văn bản điện tử, thực hiện khám chữa bệnh bằng bệnh án điện tử... hướng đến xây dựng bệnh viện thông minh, không giấy tờ.

Đầu tư về máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước số hóa trong hoạt động, giúp tự động hóa các phương tiện chẩn đoán và điều trị: các loại máy móc thiết bị xét nghiệm đều được tự động hóa hoàn toàn, giúp nâng cao độ chính xác và giảm bớt thao tác khi làm xét nghiệm. Các máy móc chẩn đoán hình ảnh cũng được trang bị ứng ụng kỹ thuật dựng hình nhằm thể hiện hình ảnh bệnh lý 3 chiều, phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị ngoại khoa. Kỹ thuật nội soi cũng là một bước tiến quan trọng giúp can thiệp điều trị bệnh hiệu quả, đồng thời tiết giảm chi phí...

CNTT tại bệnh viện hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa: lợi ích nổi bật nhất là giúp lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học; đường truyền trực tuyến hỗ trợ y tế từ xa (telemedicine) giúp các y bác sỹ tuyến trên và tuyến dưới có thể trao đổi kinh nghiệm; mang lại hiệu quả lớn chẩn đoán và điều trị, nâng cao năng lực chuyên môn, đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Ứng dụng hệ thống PACS trong chẩn đoán hình ảnh, giúp các bác sỹ có thể truy cập lấy dữ liệu, hình ảnh của bệnh nhân một cách nhanh chóng, chính xác mọi lúc, mọi nơi trên cả điện thoại di động, ngoài ra có khả năng kết nối nhiều bệnh viện với nhau để tạo thành 1 trung tâm hội chẩn từ xa; hội chẩn, tư vấn giữa tuyến dưới và tuyến trên hoặc với chuyên gia các bệnh viện khi có yêu cầu. Giúp bác sỹ đọc, trả kết quả hình ảnh ngay sau khi người bệnh được chụp XQuang, CT scanner, MRI sau đó được truyền tải đến hệ thống mạng toàn bệnh viện thông qua phần mềm lưu trữ và quản lý; từ đó thực hiện kết nối hội chẩn, tư vấn, nghiên cứu từ xa. Quy trình này tạo bước tiến quan trọng tiến gần hơn tới việc số hóa các thông tin về y khoa theo mô hình Bệnh án điện tử, đồng thời góp phần giảm chi phí và bảo vệ môi trường khi không phải in phim.

Ứng dụng hệ thống PACS trong chẩn đoán hình ảnh, giúp các bác sỹ có thể truy cập lấy dữ liệu, hình ảnh của bệnh nhân một cách nhanh chóng, chính xác mọi lúc, mọi nơi

100% các dịch vụ công trực tuyến tại bệnh viện đều được công khai và thực hiện trên cổng dịch vụ công một cửa; triển khai hệ thống phần mềm Quản lý văn bản iOffice và thực hiện ký số khi gửi văn bản điện tử giữa các khoa, phòng trong toàn viện và các đơn vị trong toàn ngành.

CNTT giúp cho bệnh viện triển khai thuận tiện việc KCB qua ứng dụng "VssID-Bảo hiểm xã hội số" để KCB BHYT; và KCB BHYT tích hợp trên CCCD để;  triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt bằng phương thức mã QR code hoặc phương thức Mobile money và thẻ POS liên kết với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

CNTT giúp cho nhân viên y tế có thể tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng với các tri thức mới, cập nhật được các công trình nghiên cứu giá trị trong nước và trên thế giới; giúp họ trao đổi, học tập, cập nhật kiến thức y học với nhân viên y tế các bệnh viện khác nhau. Giúp cán bộ y tế nâng cao kiến thức chuyên môn: thông qua các website y học, video, forum, sách điện tử hay thông qua các bài giảng từ xa...

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hiệu quả ứng dụng CNTT đạt được kết quả rõ rệt nhất. Bệnh viện đã lắp đặt camera giám sát, hệ thống máy tính, phần mềm quản lý tại các khu điều trị bệnh nhân; qua đó góp phần đảm bảo công tác điều trị và hội chẩn từ xa. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tiêm chủng đã đạt kết quả tốt, được trang bị chữ ký số, đảm bảo ký xác thực hồ sơ "Hộ chiếu vắc xin" trên hệ thống phần mềm tiêm chủng. Tạo điều kiện giúp người dân thuận lợi theo dõi thông tin tiêm chủng không cần phải mang theo sổ giấy vì hiện các thông tin đã được cập nhật trong sổ tiêm chủng điện tử trên hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Chuyển đổi số trong y tế là xu hướng chung nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ trong khám, chữa bệnh. Việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh nhiệm vụ ứng dụng CNTT, đẩy mạnh chuyển đổi số, giúp cho cách thức lãnh đạo, quản lý công việc chính xác, kịp thời và hiệu quả hơn; tác động tới cách thức làm việc, giao tiếp của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc và người lao động, chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số; qua đó tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh được nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi.

P.CNTT

1166 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập