Bệnh Sốt xuất huyết. 

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản và mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay chính là diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng); bên cạnh đó, cần ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

Hiện dịch sốt xuất huyết vẫn đang bùng phát mạnh, với số lượng người mắc bệnh tăng cao, thậm chí phải nhập viện, tử vong. Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước đã ghi nhận hơn 96.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 36 người tử vong.

Nguyên nhân do dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng, bọ gậy phát triển; bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Vì vậy, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh để giảm, phát hiện sớm và chăm sóc y tế thích hợp sẽ giúp giảm số ca mắc bệnh, nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong.

* Một số dấu hiệu của bệnh Sốt xuất huyết:

- Sốt cao (40°C) kèm theo 2 trong số các triệu chứng sau trong giai đoạn sốt (2-7 ngày):

Nhức đầu dữ dội;

Đau hốc mắt;

Đau cơ và khớp;

Buồn nôn;

Nôn mửa;

Phát ban.

Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

- Nếu bị sốt xuất huyết nặng thường vào giai đoạn khoảng 3-7 ngày sau khi phát bệnh. Trong 24-48 giờ của giai đoạn quan trọng này, một số bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng xấu đi đột ngột. Sốt xuất huyết nặng có thể gây tử vong, do huyết tương bị rò rỉ, tích tụ chất lỏng, suy hô hấp, chảy máu nghiêm trọng hoặc suy đa tạng. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

Đau bụng;

Nôn mửa liên tục;

Thở nhanh;

Chảy máu nướu răng hoặc mũi;

Mệt mỏi;

Bồn chồn;

Gan to;

Máu trong chất nôn hoặc phân.

Nếu có các dấu hiệu này, bệnh nhân cần được theo dõi sát và chăm sóc y tế thích hợp, tránh biến chứng và nguy cơ tử vong.

* Sốt xuất huyết do virus gây ra, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Theo các chuyên gia y tế: Đối với bệnh sốt xuất huyết điển hình, việc điều trị được hướng tới là làm giảm các triệu chứng. Biện pháp chăm sóc hỗ trợ có thể thực hiện là sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau để kiểm soát các triệu chứng đau nhức cơ và sốt. Lựa chọn tốt nhất để điều trị các triệu chứng là paracetamol để hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ.

 Không nên dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và aspirin để hạ sốt, do các loại thuốc chống viêm này làm loãng máu, có thể làm trầm trọng bệnh.

Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh, vì sốt xuất huyết là một bệnh sốt siêu vi nên thuốc kháng sinh không hữu ích đối với bệnh nhiễm virus này. Trong trường hợp nhập viện, nếu bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước để tránh mất nước do nôn và sốt cao.

* Cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản và mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay chính là diệt muỗi, bọ gậy (loăng quăng):

Bên cạnh đó, cần ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/ loăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

 Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

P.CTXH

 

727 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập