Ảnh hưởng của muối tới sức khỏe. Làm thế nào để giảm lượng muối ăn hàng ngày? 

Muối là thứ gia vị không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày, cũng là chất không thể thiếu để cơ thể hoạt động bình thường. Thành phần chủ yếu của muối ăn là natri clorua, trong đó 39% là natri, 61% là clorua. Khi vào cơ thể, muối có thể phân giải thành ion natri và ion clorua, lần lượt đóng vai trò khác nhau.

Việc thiếu muối, thừa muối đều có ảnh hưởng ít nhiều tới cơ thể; vì thế mỗi người cần biết để kiểm soát: 1.Nếu ăn quá ít muối có thể sẽ gây ra một vài phản ứng phụ nhất định. Khi lượng natri nạp vào cơ thể không đủ, sẽ khiến áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào cơ thể mất đi sự cân bằng, khiến nước ngấm vào trong tế nào, từ đó gây phù não ở mức độ khác nhau, nhẹ thì rối loạn ý thức bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi, nặng có thể bị hôn mê. Nếu hạn chế ăn muối trong thời gian dài, có thể khiến hàm lượng natri trong huyết thanh quá thấp, từ đó dẫn tới các hiện tượng như tâm thần, chán ăn, suy nhược, chóng mặt… trường hợp nặng còn xuất hiện các triệu chứng như biếng ăn trầm trọng, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, mạch yếu, chuột rút cơ bắp, mờ mắt, phản xạ chậm… mà y học gọi là “hội chứng natri thấp”. Hạn chế, ăn quá ít muối quá mức có thể khiến làm giảm đáng kể khối lượng chất lỏng, hoạt tính của hệ thống renin – angiotensin và  và hệ thống thần kinh giao cảm tăng lên. Từ đó có thể khiến huyết áp của những một số bệnh nhân tăng lên. Nếu thiếu muối rất hiếm gặp ở người có sức khỏe bình thường thì thừa muối lại dễ gặp hơn do thói quen ăn mặn hoặc chế biến thức ăn mặn.. 2.Ăn nhiều muối có thể chưa gây hại ngay nhưng dần dần nó có thể phá hủy cơ thể theo những cách khác nhau. Muối thừa trong cơ thể cần nhiều chất lỏng để hòa tan, và vì vậy các tế bào giữ nước, tăng thể tích máu. Điều này khiến cho các mạch máu và tim phải tăng tốc để bơm máu. Sau một thời gian, các mạch máu bắt đầu cứng lại dẫn tới tăng huyết áp, khởi phát giai đoạn suy tim, nguy cơ chính gây ra đột quỵ. Nếu muối ăn có hàm lượng nitrat cao, nó có thể là một yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày. Quá nhiều nitrat cũng liên quan tới loét dạ dày. Ngoài ra, muối cũng gây tổn hại cho niêm mạc dạ dày, khiến nó dễ bị nhiễm những vi khuẩn như H. pylori, một nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Muối dư thừa sẽ kéo canxi ra khỏi xương để bài tiết cùng nước tiểu. Điều này khiến cho xương yếu và dễ gãy. Nếu cơ thể thừa muối, thận phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ độc tố khỏi máu vì nó làm gia tăng thể tích do giữ nước. Dần dần mạch máu trong thận trở nên yếu, hình thành suy thận. Chuyển hóa xương do hấp thu natri cao cũng có thể dẫn tới sỏi thận do khiến canxi tích tụ trong quá trình loại bỏ độc tố. Ngoài ra, thừa muối làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường, ảnh hưởng tới hoạt động não, khiến bạn tăng cân, và bị phù. * Giảm muối có lợi cho sức khỏe, làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong, dễ thấy nhất là nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp giảm rõ rệt. Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể điều trị được bệnh. Để giảm lượng muối hàng ngày, cần thực hiện các điều như sau: Việc thực hiện một chế độ ăn giảm muối phải bắt đầu từ việc giảm bớt lượng gia vị khi chế biến món ăn cũng như gia vị chấm khi dùng bữa. Các chuyên gia kiến nghị mỗi người ăn uống theo nguyên tắc thanh nhạt, mỗi người hấp thu 3-5 g/ngày là thích hợp, tối đa không vượt quá 6 g/ngày. Về cơ bản, chế độ ăn giảm muối phải hiểu là giảm lượng natri trong tất cả các nguồn đưa vào trong cơ thể chứ không đơn thuần là chỉ giảm lượng muối ăn. Bột canh và nước mắm là hai nguồn chính cung cấp muối hàng ngày. Mì chính và muối tinh cũng là những nguồn cung cấp muối đáng kể (tương ứng 7,5% và 6,1%). Trong các thực phẩm chế biến sẵn, mì ăn liền là thực phẩm có lượng muối lớn (7,5%). Dưa muối cũng đóng góp 1,4% lượng muối hàng ngày. Mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như sau: - Từng bước giảm dần thói quen ăn mặn trong bữa cơm hằng ngày cho gia đình bằng cách nếm thức ăn vừa ăn hoặc hơi nhạt. - Cố gắng tập cho trẻ nhỏ không sử dụng nhiều nước chấm trong bữa ăn, hạn chế để muối tiêu, muối ớt... trên bàn ăn. - Hạn chế việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp… - Nên nếm trước hoặc nhờ người thân nếm thử khi nấu ăn để ngừa việc vị giác của mình sai lệch. Đôi khi vị giác bị đánh lừa vì tình trạng sức khỏe trong ngày. - Hạn chế các món ăn rán/xào cần dùng kèm với nước chấm. Nên sử dụng nước mắm pha loãng (cùng tỏi, ớt...) trong bữa ăn hàng ngày thay vì nước chấm mặn nguyên chất.

Lê Lan

4493 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập